![Thắc mắc về màng trinh của một cô gái 21 tuổi 1 Thắc mắc về màng trinh của một cô gái 21 tuổi 1](https://lh3.googleusercontent.com/-s8QIpD7TLZw/UpKTA2YFL3I/AAAAAAAAEkE/xCAWFYcV1Co/thac-mac-ve-mang-trinh-cua-mot-co-gai-21-tuoi.jpg)
Ảnh minh họa
Nếu bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe tâm sinh lý giới tính cần được tư vấn xin gửi về email: suckhoe@afamily.vn |
![Thắc mắc về màng trinh của một cô gái 21 tuổi 2 Thắc mắc về màng trinh của một cô gái 21 tuổi 2](https://lh5.googleusercontent.com/-PeUTmT-L4TQ/UpKTEmI4yOI/AAAAAAAAEkM/G-asndDNxYs/thac-mac-ve-mang-trinh-cua-mot-co-gai-21-tuoi.jpg)
Nếu bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe tâm sinh lý giới tính cần được tư vấn xin gửi về email: suckhoe@afamily.vn |
Các bệnh dị ứng thường gặp
1. Nổi mề đay: Tại các vùng da khô trên tứ chi bỗng xuất hiện các vùng đỏ, cảm giác ngứa ngáy, nóng, lúc có lúc không. Đó chủ yếu do cơ thể tiếp xúc với loại vật chất gây dị ứng nào đó. Thời tiết nóng lạnh thất thường cũng là nguyên nhân gây ra chứng bệnh này.
2. Mẩn, mụn ngoài da: Vào mùa xuân, cơ thể dễ dị ứng với tia tử ngoại hơn khiến các tế bào da dễ bị tổn thương, làm xuất hiện các nốt mẩn, mụn.
4. Viêm kết màng dị ứng: Chảy nước mắt, cảm giác nóng, triệu chứng xuất hiện ngay khi tiếp xúc và giảm khi cách ly nguồn gây dị ứng. Cần chú ý vệ sinh giường đệm, tránh tiếp xúc với phấn hoa, và giữ nơi sinh hoạt thoáng khí.
Cách phòng tránh
Để đề phòng chứng dị ứng cần chú ý chế độ ăn ngủ, tập luyện thích hợp. Về mặt ăn uống, cần tăng cường bổ sung các nguồn protein như trứng gà, tôm, các loại cá, thịt bò…, các vitamin và khoáng chất từ rau quả, vận động ngoài trời hợp lý… sẽ giúp tăng sức đề kháng, phòng dị ứng.
Ngoài ra, mỗi ngày uống 1 thìa mật ong có thể tránh dị ứng phấn hoa hiệu quả. Bởi trong mật ong vốn có một lượng phấn hoa nhất định. Thường xuyên ăn mật ong sẽ giúp tăng sức đề kháng với dị ứng phấn hoa và phòng ngừa các chứng bệnh dị ứng đường hô hấp.
“Nam vô tửu như kỳ vô phong”, nếu xét ở khía cạnh tình dục, nó chỉ đúng trong trường hợp nhấm nháp một vài ly để tạo hưng phấn. Còn với cách uống “vui như Tết”, rượu bia gây hậu quả ghê gớm. Theo một nghiên cứu, có khoảng 5-25% nam giới uống bia, rượu gặp khó khăn trong việc xuất tinh. Có đến 54% nam giới uống bia, rượu không thể cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng và 31-45% nam giới thì mất đi ham muốn tình dục sau khi uống bia, rượu.
Có vẻ như đang tồn tại quá nhiều điều kiện bất lợi cho các đôi vợ chồng duy trì chuyện gối chăn trong dịp Tết. Nếu để gối chăn lạnh lẽo một thời gian quá lâu, sẽ rất khó “bắt nhịp” trở lại. Vì vậy, mỗi người cũng cần ý thức, vui xuân, chớ quên “nhiệm vụ”.
Sẽ không dễ thực hiện, nhưng quý ông cũng cần cố gắng không quá chén, tránh thức khuya và quan trọng là biết để ý đến vợ, quan tâm đỡ đần vợ đôi chút nếu có điều kiện. Những giao tiếp, “đụng chạm” ban ngày sẽ giúp vợ đỡ căng thẳng, đỡ mỏi mệt hơn và đặc biệt là gợi lên nét thương yêu để cả hai vợ chồng thêm hào hứng mà nghĩ đến “chuyện ấy”.
Cũng cần xác định một điều, trong “thời buổi khó khăn” như ngày xuân, nếu không duy trì được như ngày thường, thì ít ra cũng chấp nhận phương án giảm bớt, cố gắng để không bị cắt hẳn. Và trong điều kiện khó khăn ấy, tình dục không nhất thiết phải là có giao hợp. Những cái nắm tay ấm áp, vòng ôm nồng nàn hay những cử chỉ xoa bóp chân cho nàng, có thể cũng đã đủ cho cả hai cảm thấy đang duy trì liên tục yêu đương.
2. Mẩn, mụn ngoài da: Vào mùa xuân, cơ thể dễ dị ứng với tia tử ngoại hơn khiến các tế bào da dễ bị tổn thương, làm xuất hiện các nốt mẩn, mụn.
3. Viêm mũi dị ứng: Có người cứ tới mùa xuân, lại thấy trong mũi ngứa ngáy, hắt xì liên tục. Điều này chính là do dị ứng với phấn hoa trong không khí.
Cách phòng tránh
Để đề phòng chứng dị ứng cần chú ý chế độ ăn ngủ, tập luyện thích hợp. Về mặt ăn uống, cần tăng cường bổ sung các nguồn protein như trứng gà, tôm, các loại cá, thịt bò…, các vitamin và khoáng chất từ rau quả, vận động ngoài trời hợp lý… sẽ giúp tăng sức đề kháng, phòng dị ứng.
Ngoài ra, mỗi ngày uống 1 thìa mật ong có thể tránh dị ứng phấn hoa hiệu quả. Bởi trong mật ong vốn có một lượng phấn hoa nhất định. Thường xuyên ăn mật ong sẽ giúp tăng sức đề kháng với dị ứng phấn hoa và phòng ngừa các chứng bệnh dị ứng đường hô hấp.
Rau bina
Rau bina có nhiều vào mùa xuân, chứa hàm lượng sắt cao nhất trong các loại rau xanh, rất tốt cho gan. Với những người có bệnh gan thận hay cao huyết áp, thiếu máu nên ăn nhiều loại rau này.
Mùi tây
Các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe Mỹ khuyên, vào mùa xuân nên tích cực ăn rau mùi tây, vì đây là thời điểm các bệnh dịch như sốt phát ban, thủy đậu hay các loại cảm sốt bùng phát mạnh. Ngoài ra rau mùi tây còn giúp tinh thần tỉnh táo, nâng cao khả năng miễn dịch.
Cần tây
Trong 100g cần tây cung cấp 10 kcal, 2g đường, 0,2g chất béo, 0,7g chất đạm, 95g nước, 3mg vitamin C… Với phụ nữ mùa xuân thường xuyên ăn cần tây sẽ giúp giảm béo nhanh chóng, nhất là sau một mùa đông ăn quá nhiều chất đạm.
Ngoài ra, cần tây và các món ăn chứa cần tây còn có tác dụng giảm huyết áp cao, lợi tiểu, giúp hạ đường huyết, kích thích tiêu hóa...
Cà rốt
Cà rốt là loại rau bổ dưỡng không xa lạ, vừa tăng thị lực vừa nuôi dưỡng làn da trong mùa xuân, mang đến sự mịn màng, sáng và đàn hồi tốt. Cà rốt rất giàu β-carotene làm chậm quá trình lão hóa, giúp đầu óc thư thái.
Cà tím
Cà tím cũng là một loại rau chứa nhiều dinh dưỡng: Vitamin, canxi, phốt pho, sắt, đặc biệt là vỏ da cà tím chứa nhiều vitamin P, với thành phần chính là rutin và catechin, hesperidin giúp kiểm soát huyết áp cao, xơ cứng động mạch…
Măng đắng
Ăn măng vào mùa xuân là sự lựa chọn sáng suốt. Măng là loại rau củ ít chất béo, giàu chất xơ và chứa nhiều chất khoáng. Măng đắng có thể dùng chế biến thành rất nhiều món hấp dẫn như luộc chấm mắm tôm hay muối ớt, hầm hay nấu canh, xào… Tuy nhiên, cũng có nhiều khuyến cáo, để bảo vệ sức khỏe bạn cần luộc măng đắng nhiều lần trước khi chế biến các món.
Lê
Lê là loại quả mọng nước, tốt cho cơ thể bởi loại quả này tốt cho phổi, phế quản và cơ quan hô hấp, tăng sức đề kháng trong tiết trời ẩm, nồm vào mùa xuân, tăng cường tiêu hóa, giảm sốt, tăng cảm giác ngon miệng.
Táo
Táo luôn là quả tốt cho sức khỏe và sắc đẹp phụ nữ. Táo có vị ngọt, giải khát, có lợi cho tim, phổi, họng… Ngoài ra, ăn táo còn giúp giảm bớt căng thẳng.
Lựu
Quả lựu có vị ngọt và chua nhẹ, chứa chất chống oxy hóa hữu hiệu làm “tiêu tan” cholesterol tích tụ trong cơ thể, chống lại lão hóa, đặc biệt còn rất tốt cho họng.
Hạt dẻ
Hạt dẻ có vị ngọt ấm, rất tốt cho dạ dày, thận lách, thận, vùng thắt lưng… Hạt dẻ cũng rất giàu axit béo không bão hòa, vitamin và khoáng chất, có thể chống lại chứng loãng xương, tăng huyết áp và các bệnh khác.
Kiwi
Kiwi là loại quả chứa nhiều vitamin C nhất trong các loại trái cây. Ngoài ra, quả này cũng chứa serotonin giúp ổn định tâm trạng, giữ bình tĩnh, giàu chất xơ tốt cho tim và hệ thống tiêu hóa.
Quả ô liu
Quả ô liu giàu canxi, sẽ bổ sung cho cơ thể nguồn dinh dưỡng hữu ích. Nhất là vào mùa xuân, ăn quả này còn giải độc, tiêu đờm, ấm cổ, tốt phổi, giúp da lúc nào cũng hồng hào.
Bưởi
Bưởi có nhiều vị: ngọt, chua chua, đắng nhẹ… lại rất nhiều nước và vitamin C. Bưởi chứa pectin tự nhiên có thể giảm mức cholesterol và giúp cơ thể hấp thu canxi, sắt hiệu quả.
Bữa sáng nên cho bé ăn một bát cháo yến mạch, bởi thành phần của yến mạch có thể đề kháng lại các vi khuẩn và chống lão hoá.
Mỗi ngày bạn nên chuẩn bị cho trẻ 5 phần rau quả, mỗi phần gồm: nửa bát rau xanh, và một lượng hoa quả bằng nắm tay người lớn. Bạn cũng đừng quên nhắc nhở bé mang theo bình nước đến trường và khuyến khích trẻ uống nhiều nước.
Bạn tuyệt đối không nên tự ý cho trẻ ăn các thực phẩm bổ trợ như nhân sâm, hoàng kỳ. Trẻ nhỏ ăn các thức này dễ bị khô miệng, mọc mụn ở mép.
2. Dân văn phòng
Mỗi ngày nên ăn 7 phần rau quả, đặc biệt là các loại rau quả có màu vàng, đỏ, hoặc cam. Bởi chất beta-carotene có trong đó có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
3. Nguời già
Bữa sáng nên ăn gừng, bởi gừng có tác dụng làm ấm dạ dày, khử hàn.
Mỗi ngày cần nạp các chất protein như thịt nạc, cá, đậu phụ, trứng… vào cơ thể ít nhất một lần.
Trước khi ngủ, nên mát chân làm ấm hai lòng bàn chân. bởi hai chi dưới của người già thường bị lạnh.
2. Sốt phát ban: Đây là bệnh thường xảy ra ở trẻ em nhưng năm nay, bệnh đã xuất hiện ở cả người lớn với số lượng nhiều. Hiện nay, số lượng bệnh nhân sốt phát ban đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khám mỗi ngày rất đông, khoảng 20- 30 ca nặng phải nhập viện. Nguyên nhân gây hiện tượng sốt có kèm theo phát ban, chủ yếu là do virut thủy đậu, rubella, sởi, dengue, virut gây bệnh chân tay miệng, thấp tim… hoặc những bệnh rối loạn chuyển hóa gây ban như viêm thận, luput ban đỏ, giang mai.
Tuy nhiên, đợt dịch sốt phát ban đang bùng phát tại Hà Nội thời gian này chủ yếu là sốt do virut rubella, chỉ có một số ít là sốt phát ban do dị ứng thuốc hay liên cầu khuẩn. Về cơ bản, sốt phát ban do virut là lành tính, song vẫn có khác nhiều ca bị biến chứng, Cách tốt nhất phòng bệnh là tiêm chủng.
3. Bệnh đường tiêu hóa: Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố Cần Thơ cho biết đã phát hiện và điều trị kịp thời một trường hợp nhiễm phẩy khuẩn tả tại xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền. Thời điểm này đang là mùa lễ hội đầu năm nên lượng người tập trung tại một địa điểm cũng như “bạ đâu ăn đó” diễn ra rất thường xuyên nên dễ mắc bệnh đường tiêu hóa. Việc ăn chín uống sôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm lúc này cần được mọi người chú ý.
4. Bệnh đường hô hấp: Thường gặp nhất là hen phế quản, tiếp sau là viêm phổi. Những người có cơ địa dị ứng, sau khi tiếp xúc với các tác nhân như phấn hoa, nấm mốc, côn trùng, bụi… sẽ gây co rút khí quản tạo ra các cơn hen gây khó thở, mặt mũi tím tái, nặng có thể gây suy hô hấp. Do ảnh hưởng của khí hậu, chức năng miễn dịch của cơ thể thấp, sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh cũng thấp nên dễ mắc cảm lạnh và bị lạnh, vi khuẩn, virut sẽ nhân cơ hội này xâm nhập vào đường hô hấp, từ đó gây viêm phổi. Ngoài ra còn có thể gặp các bệnh đường hô hấp khác như tràn khí màng phổi, lao phổi, áp-xe phổi…
5. Viêm mũi dị ứng: Bệnh có thể gặp quanh năm với những tỷ lệ khác nhau nhưng cao nhất vào mùa xuân do phấn hoa phát tán khắp nơi gây ngứa mũi, hắt xì hơi, chảy nước mũi liên tục… rất khó chịu.
6. Viêm kết mạc mùa xuân: Đây là một bệnh dị ứng ở mắt (ngứa, đỏ mắt) có thể liên quan tới các tác nhân gây dị ứng bay trong không khí như phấn hoa, các loại bụi, lông thú vật, côn trùng hoặc gió, ánh nắng hoặc mỗi khi thay đổi thời tiết, bệnh hay tái phát vào mùa xuân, đặc biệt ở những bệnh nhân có cơ địa dị ứng.
7. Thủy đậu: Thời tiết ấm trong mùa xuân là môi trường sống của virut gây bệnh thủy đậu. Đây là bệnh lành tính nhưng nếu gãi nhiều do ngứa làm cho mụn bị vỡ rất dễ để lại sẹo, nguy hiểm hơn là virut có thể vào máu gây viêm màng não, viêm thần kinh…
Phòng bệnh thời điểm này cốt yếu vẫn là giữ ấm cơ thể và phòng ở, ăn chín uống sôi. Hợp vệ sinh nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Đối với những người có cơ địa dị ứng, nên tránh các dị nguyên để tránh bệnh phát sinh. Đối với những trường hợp đặc biệt như phụ nữ mang thai, trẻ em, người cao tuổi nếu thấy những biểu hiện khác thường cần được đưa đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị nhằm tránh các biến chứng đáng tiếc.
8. Trứng cá: Độ ẩm không khí cao trong mùa xuân là điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển mạnh cùng với da mặt luôn ẩm ướt tạo thuận lợi để các chất bã nhờn bít tắc lỗ chân lông gây các mụn bọc, mụn mủ. Các chất kích thích như rượu, bia, đồ ăn cay, nóng… được sử dụng nhiều trong thời gian này cũng làm cho mụn mọc nhiều hơn.
Trưởng nhóm nghiên cứu, TS. Mitsuyoshi Urashima cho biết: ý tưởng của nghiên cứu này xuất phát từ nghiên cứu trước đó về vitamin D có thể ngăn ngừa bệnh loãng xương. Các nhà nghiên cứu này đã lưu ý rằng những người uống vitamin D ít bị các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh.
TS Urashima, ĐH Y Jikei (Tokyo, Nhật bản), và các cộng sự đã cho 1 nhóm trẻ từ 6-15 tuổi được uống vitamin D3 bổ sung (liều 1.200UI/ngày), nhóm khác uốn giả dược trong suốt mùa cảm cúm.
Vitamin D3 hay tên khoa học là cholecalciferol, hấp thụ vào cơ thể nhiều hơn và hoạt động mạnh hơn vitamin D2 (hay còn gọi là ergocalciferol), loại vitamin thường thấp ở các vitamin tổng hợp.
Trong nghiên cứu thực hiện từ giữa tháng 12 năm 2008 đến tháng Ba năm 2009, 31/167 trẻ uống giả dược bị nhiễm cúm A, một loại virus phổ biến, so với 18/167 trẻ được uống vitamin D. Nhóm uống vitamin D ít bị cúm A hơn so với nhóm uống giả dược là 58%.
Vitamin D cũng được cho là giúp “khử” các đợt tấn công ở những trẻ có tiền sử hen suyễn. 2 trẻ uống vitamin D bị lên cơn hen so với 12 trẻ uống giả dược trong suốt quá trình nghiên cứu. TS Urashima hy vọng rằng phát hiện này sẽ hỗ trợ cho điều trị hen suyễn ở trẻ em.
TS. Adit Ginde, ĐH Y Colorado Denver, đánh giá: “Đây là nghiên cứu đầy tiên chỉ ra một cách rất rõ ràng rằng bổ sung vitamin D có thể giúp giảm cảm cúm”.
Dựa vào các kết quả nghiên cứu này, việc cho trẻ uống vitamin D bổ sung vào mùa đông sẽ giúp giảm mắc cúm A, các nhà nghiên cứu kết luận. TS. Urashima đề nghị cho trẻ uống 1.200IU vitamin D mỗi ngày bắt đầu từ tháng 9 để phòng cúm và lên cơn hen trong mua cảm cúm, nhưng tốt nhất cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ uống.
Theo Dân trí
Ngủ sâu và ngon giấc: Điều này nghe có vẻ lạ nhưng ngủ ngon giấc có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nhiều cuộc khảo sát cho thấy những ai bỏ lỡ giấc ngủ kéo dài 7-8 giờ mỗi ngày có thể khiến họ dễ bị mắc bệnh. Ngủ rất cần thiết để cơ thể hoạt động hiệu quả nhất.
Mang vớ cho chân: Chịu khó mang vớ (tất) có thể giúp bạn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Để chân không trong tiết trời lạnh lẽo sẽ làm co mạch máu và giảm hệ miễn dịch.
Tập thể dục: Những ai thường xuyên tập thể dục như tập thể dục nhịp điệu, đi bộ nhanh hoặc đạp xe giảm được nguy cơ bị cảm lạnh. Vận động hợp lý giúp tăng các tế bào miễn dịch trong máu và nước bọt.
Rửa tay sạch sẽ: Rửa tay sạch sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị cảm lạnh. Hãy cọ rửa tay bằng xà phòng ngay khi bạn bước vào nhà.
Hãy cười lên: Cười nhiều sẽ giúp bạn cải thiện hệ miễn dịch. Liệu pháp này có tác dụng kích thích các tế bào tiêu diệt vi khuẩn hoạt động để ngừa bệnh cảm cúm.
Uống rượu vang: Uống rượu vang ở mức độ vừa phải (1-2 ly mỗi ngày) có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị cảm lạnh. Đó là nhờ trong rượu vang có hàm lượng chất chống ô-xy hóa resveratrol cao. Nhưng đừng có tập uống nếu trước đây bạn chưa bao giờ “chén chú chén anh”.
Theo báo The Times of India/Thanh niên
"Thiên nhân tương ứng", lúc này dương khí trong nhân thể cũng thuận ứng tự nhiên, phát tiết hướng thượng và hướng ngoại. Do vậy, phép dưỡng sinh mùa xuân nói chung và dưỡng sinh tình dục nói riêng phải nắm vững sự thăng phát của khí dương mà xử thế cho phù hợp.
![]() Mùa xuân là mùa tình yêu. |
Từ xa xưa, cổ nhân đã nhận thức rất rõ ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đối với hoạt động tính dục của con người và họ cho rằng mùa xuân với tiết trời ấm áp, cây cối tốt tươi, chim ca hoa nở chính là thời khoảng lý tưởng cho sinh hoạt tình dục.
Khi nghiên cứu điều tra về tần số sinh hoạt tình dục và tỷ lệ mắc bệnh liệt dương, các nhà y học Trung Quốc đã phát hiện thấy: mùa xuân và mùa hạ tần số hành phòng là tương đối cao nhưng tỷ lệ bị liệt dương lại thấp, trong khi đó vào mùa thu và mùa đông số lần sinh hoạt tình dục giảm thấp nhưng tỷ lệ bị liệt dương lại tăng cao
Có nên thụ thai vào mùa xuân?
Mặc dù còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ, nhưng căn cứ vào kết quả nghiên cứu đã thu lượm được không ít chuyên gia cho rằng tháng 4 hàng năm là thời gian thụ thai tốt nhất, bởi lẽ :
- Tháng 4, tiết trời giữa xuân tràn đầy sức sống, hoạt lực của tinh trùng và trứng cũng sung mãn. Mặt trời chiếu chếch nên ảnh hưởng của bức xạ ion đối với trái đất cũng giảm thiểu rất có lợi cho việc bảo vệ hoạt tính lý tưởng của tinh trùng và trứng cũng như sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
- Sau khi thụ thai 3 - 4 tháng, thời kỳ đại não và hệ thống thần kinh trung ương hình thành, lúc này là mùa thu, điều kiện rau cỏ, hoa trái rất phong phú và sung túc, thuận lợi cho việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cả người mẹ và thai nhi.
- Tháng 4 thụ thai thì trong giai đoạn đầu và giữa của thai kỳ, sản phụ tránh được khá nhiều các bệnh lý truyền nhiễm của mùa đông xuân nên cũng hạn chế được tối đa những dị tật rủi ro cho thai nhi.
- Tài liệu thống kê cho cho thấy, trên thế giới có rất nhiều nhà khoa học lỗi lạc và các danh nhân sinh ra vào thời điểm "thu mạt đông sơ" (cuối thu đầu đông), có nghĩa là được thụ thai vào mùa xuân.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, giữa tỷ lệ thụ thai và nhiệt độ không khí có một mối quan hệ nhất định. Khu vực ôn đới, nhiệt độ bình quân trong tháng trên 16oC tỷ lệ thụ thai cao, dưới 11oC tỷ lệ thụ thai thấp; khu vực á nhiệt đới, trên 13,6oC tỷ lệ thụ thai cao, trên 23oC tỷ lệ thụ thai thấp; khu vực nhiệt đới, khi nhiệt độ bình quân trong tháng là 20oC tỷ lệ thụ thai cao, trên 28oC tỷ lệ thụ thai thấp. Mùa xuân, nhiệt độ thường từ 10 - 22oC nên là thời kỳ tỷ lệ thụ thai tương đối cao.
Những kiêng kỵ cần biết
Theo tư tưởng "thiên nhân hợp nhất", "thiên nhân tương ứng", các sách cổ như Ngọc phòng bí điển, Động huyền tử... khi bàn đến thuật phòng trung đều cho rằng : mùa xuân quay về hướng đông, xuân thuộc mộc và đông cũng thuộc mộc nên việc sinh hoạt tình dục là rất có ích, đặc biệt là vào các năm Giáp, Ất (Giáp, Ất đều thuộc mộc). Tuy nhiên, phép dưỡng sinh tình dục mùa xuân cũng cần phải chú ý một số vấn đề như sau:
![]() Không nên động phòng khi đã uống quá nhiều rượu. |
- Cần hết sức chú ý yếu tố tâm lý, tinh thần trong sinh hoạt tình dục, bởi lẽ mùa xuân phải luôn luôn nghĩ đến chữ "sinh", "sinh để cho chí sinh", "chí sinh" nghĩa là làm cho ý chí của mình phát sinh, đừng để cho tâm trạng bị uất ức, phải khoan dung, khoáng đạt, lạc quan vui vẻ, khiến cho tình ý được cởi mở, phải "giới nộ", nghĩa là biết kiềm chế, chớ nổi giận. Mùa xuân ứng với can mộc, uất ức và giận dữ rất dễ làm thương tổn tạng can, can tổn thương sẽ làm phát sinh nhiều bệnh lý tình dục như di tinh, huyết tinh, xuất tinh sớm...
- Không nên sinh hoạt tình dục trong những ngày lạnh lẽo hoặc trong điều kiện quá lạnh vì có thể mắc chứng liệt dương ở nam và lãnh cảm ở nữ.
- Không nên "động phòng" khi đã uống quá nhiều rượu và ăn quá nhiều đồ ăn ngọt béo vì rượu là thứ đại nhiệt có thể gây rối loạn tình dục và chất lượng tinh trùng ; thức ăn ngọt béo dễ sinh nhiệt, sinh đàm, "đàm có thể sinh ra trăm bệnh trên đời".
- Theo cổ nhân, giai đoạn cuối xuân đầu hạ, vào những ngày bắt đầu có mưa rào sấm chớp thì không nên sinh hoạt tình dục và càng không nên thụ thai vì động phòng lúc này dễ làm cho huyết mạch bị rối loạn và nếu thụ thai thì đứa trẻ sinh ra thường ốm yếu, dễ mắc các chứng điên cuồng, thủy thũng...
Bà cũng nhấn mạnh rằng: việc cắt giảm thức ăn trong bữa ăn đồng nghĩa với giảm chức năng miễn dịch của cơ thể, giảm sự sản sinh ra các chất “chống virus” tự nhiên của cơ thể.
Nghiên cứu của tiến sĩ Elizabeth được tiến hành như sau: Đối tượng nghiên cứu là những con chuột bạch đã nhiễm cúm. Người ta chia chúng thành 2 nhóm. Nhóm 1 được ăn đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất bổ dưỡng cho cơ thể, nhưng bị cắt giảm tới 60% lượng calo trong bữa ăn. Nhóm 2 chỉ được cho ăn những thức ăn thông thường.
Quai bị là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do Paramyxovirus gây nên, làm viêm tuyến nước bọt mang tai. Bệnh quai bị lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc với các giọt nước bọt, hoặc các giọt chất tiết mũi họng của người bệnh văng ra khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi. Bệnh nhân quai bị có khả năng lây truyền virut 3 ngày trước khi có biểu hiện lâm sàng (trước khi sưng tuyến nước bọt) cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh. Thời gian ủ bệnh là 12 - 25 ngày. Tất cả mọi người chưa từng bị quai bị lúc còn nhỏ hoặc chưa được tiêm phòng vaccin ngừa quai bị đều có khả năng bị nhiễm bệnh, tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn nữ. Đối tượng dễ nhiễm bệnh là trẻ em trong lứa tuổi đi học và tuổi vị thành niên. Nhưng ít gặp quai bị ở trẻ dưới 2 tuổi, độ tuổi từ 10-19 mắc nhiều nhất. Quai bị gây miễn dịch bền vững nên ít khi bị quai bị lần 2.
Sau khi nhiễm virut quai bị khoảng 12-25 ngày, bệnh nhân có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, có khi rét, đau họng và đau góc hàm. Sau đó, tuyến nước bọt mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng 1 tuần. Có thể sưng một hoặc hai bên, nếu sưng cả hai bên thì thường không sưng cùng lúc, hay gặp tuyến thứ hai bắt đầu sưng khi tuyến thứ nhất đã giảm sưng. Có thể sưng tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi. Bệnh nhân thấy đau ở vùng tuyến bị sưng nhưng da trên vùng sưng không nóng và không đỏ. Nhìn vào trong miệng thấy lỗ ống Stenon ở má bên sưng đỏ, có khi có giả mạc. Bệnh nhân khó nói, khó nuốt, đôi khi phù thanh môn gây khó thở. Thời gian bệnh tiến triển và tự khỏi trong vòng 10 ngày nếu không xảy ra biến chứng. Trên thực tế có khoảng 25% người bị nhiễm virus quai bị nhưng không có triệu chứng bệnh, họ là những nguồn bệnh lây truyền cho người khác mà chúng ta lại không biết để phòng tránh.
Phòng bệnh quai bị Bệnh quai bị cần phân biệt với một số bệnh sau: sỏi tuyến nước bọt mang tai; viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn sinh mủ như tụ cầu vàng, do các virut khác như Coxackie, Influenza...; viêm tinh hoàn còn có thể do lao, leptospirose, lậu cầu... Phòng bệnh quai bị chủ yếu là dùng vaccin, thường kết hợp với phòng sởi và rubeon trong vaccin Trimovax, MMR. Không được dùng vaccin này cho các đối tượng: phụ nữ có thai, người bị tổn thương miễn dịch như đang dùng thuốc gây giảm miễn dịch corticoid, thuốc điều trị ung thư, điều trị với tia phóng xạ. Phòng bệnh thụ động dùng globulin miễn dịch cho người tiếp xúc với virut quai bị. |
Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em. Có thể xảy ra các biến chứng như sau:
- Viêm tinh hoàn : khoảng 20-35% bệnh nhân nam sau tuổi dậy thì bị viêm tinh hoàn. Biến chứng này xảy ra trước, trong hoặc sau khi viêm tuyến nước bọt. Biểu hiện: tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù như một sợi dây thừng. Bệnh nhân bị viêm đau, sốt kéo dài 3-7 ngày, tinh hoàn bị teo dần và có thể dẫn đến vô sinh nhưng ít gặp.
- Viêm buồng trứng: tỷ lệ biến chứng là gần 7% bệnh nhân nữ sau tuổi dậy thì, nhưng ít khi dẫn đến vô sinh. Đau vùng bụng dưới, buồng trứng to là các dấu hiệu gợi ý viêm buồng trứng nhưng chẩn đoán khá khó khăn.
- Viêm tụy: biến chứng này chiếm khoảng từ 3%-7%, là một biểu hiện nặng của quai bị. Bệnh nhân có triệu chứng: đau bụng phần trên rốn, buồn nôn hoặc nôn, có khi tụt huyết áp. Quai bị là nguyên nhân hàng đầu gây viêm tuỵ ở trẻ em.
- Viêm màng não: bệnh nhân quai bị có biểu hiện cổ cứng, đau đầu, ngủ lịm, sốt cao là gợi ý nghĩ đến viêm màng não. Tuy nhiên chỉ có gần 0,5% bệnh nhân có biến chứng này.
- Một số biến chứng khác có thể gặp là : viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm thần kinh thị giác gây giảm thị lực tạm thời từ 10-20 ngày, viêm tủy sống cắt ngang; viêm đa rễ thần kinh, viêm phế quản, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu. Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu mắc quai bị có thể gây sảy thai hoặc sinh con dị dạng; mắc bệnh trong 3 tháng cuối của thai kỳ dễ sinh non hoặc thai chết lưu.
Điều trị và phòng bệnh
Bệnh nhân phải được cách ly 2 tuần kể từ lúc phát hiện bệnh, cho đến khi tuyến nước bọt hết sưng. Giai đoạn sốt, bệnh nhân cần nghỉ ngơi hoàn toàn tại giường; giữ vệ sinh răng miệng, ăn những thức ăn mềm lỏng dễ nuốt, giảm đau bằng cách đắp ấm vùng sưng, dùng thuốc giảm đau hạ sốt.
Nếu viêm màng não vô khuẩn chủ yếu điều trị triệu chứng. Trường hợp viêm não phải chú ý chống phù não, giữ thông suốt đường thở, bảo đảm hô hấp và tuần hoàn.
Viêm tinh hoàn: nâng cao bìu bằng khăn mềm, chườm lạnh bằng nước đá. Dùng thuốc giảm đau, chống viêm bằng corticoid đúng liều, giảm dần trong 7-10 ngày.
Viêm tuỵ cần điều trị triệu chứng và bôi phụ dịch khi cần thiết.
Bệnh hô hấp
Mùa đông - xuân là mùa mà các bệnh phổi - phế quản phát triển mạnh với sự hậu thuẫn của độ ẩm cao, khí áp thấp, nhiệt độ thấp, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, các vi sinh vật phát triển thuận lợi... Các bệnh phổi - phế quản dễ phát triển trong mùa này là:
Đông - xuân là mùa các bệnh phổi phát triển mạnh. Ảnh minh họa
Hen phế quản: phế quản của người bị hen rất nhạy cảm với mọi kích thích gây bệnh. Kích thích đó có thể là các dị nguyên từ bên ngoài như: phấn hoa, hóa chất, bụi sinh vật, nấm, mốc, vi khuẩn, bụi vô cơ... hay có nguồn gốc nội tại trong cơ thể người bệnh: các nội tiết tố, những thay đổi của môi trường bên trong cơ thể... Phòng tránh bệnh chủ yếu là phải loại trừ được các yếu tố gây bệnh như: tránh lạnh, tránh bụi bặm, ký sinh vật, nấm mốc, phấn hoa... Điều trị bệnh phải nhanh, có hiệu quả, cắt được cơn hen trong thời gian ngắn nhất, không để cơn hen phát triển thành ác tính.
Viêm khí - phế quản cấp: các tác nhân gây viêm khí - phế quản cấp mùa đông - xuân thường là virus cúm, virus influenza A và B, các virus parainfluenza, virus hợp bào hô hấp, virus đường mũi và các loại khác. Phòng bệnh bằng cách giữ ấm, không để bị lạnh, có thể dùng kháng sinh chống bội nhiễm.
Viêm phổi: yếu tố gây bệnh là S.pneumoniae, mycoplasma pneumoniae, các virus hô hấp, chlamydia pneumoniae, H. influenza, trực khuẩn Gram (-) ái khí, tụ cầu vàng và các loại khác. Bệnh viêm phổi rất nguy hiểm đối với người cao tuổi và trẻ nhỏ vì sức đề kháng cũng như khả năng chịu lạnh kém. Việc phòng viêm phổi vì thế rất quan trọng. Ngoài giữ ấm, tránh lạnh, tránh ẩm, tránh gió lùa... nếu thấy có các triệu chứng như: ho nhiều, sốt cao kéo dài, khó thở... bệnh nhân cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Đợt cấp của tâm phế mạn: tâm phế mạn là bệnh tim do bệnh phổi mạn tính gây ra. Bệnh thường đột ngột trở nặng trong mùa lạnh. Tuy là bệnh tim nhưng do nguyên nhân phổi nên muốn khỏi bệnh cần điều trị chủ yếu về phổi, điều trị nhiễm khuẩn phổi. Bệnh tâm phế mạn sau vài đợt cấp sẽ đi đến tử vong, do vậy, việc phòng chống không để xảy ra đợt cấp của tâm phế mạn mùa lạnh là vấn đề sống còn đối với người bệnh.
Ho ra máu: ho ra máu chịu ảnh hưởng rất nhiều của yếu tố thời tiết. Trong 3 yếu tố: độ ẩm, khí áp, nhiệt độ thì sự thay đổi về nhiệt độ và khí áp ảnh hưởng đến ho ra máu rõ rệt nhất. Phòng chống bệnh này chỉ có cách duy nhất là giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng mũi, họng.
Các bệnh về khớp
Bệnh viêm khớp: do thời tiết lạnh, ẩm nên các bệnh xương khớp có dịp hoành hành. Viêm khớp dạng thấp, thấp tim và gút là 3 bệnh dễ lên những đợt cấp tính nhất trong mùa đông. Viêm khớp dạng thấp là bệnh khớp mãn tính kéo dài trong nhiều năm và có thể gây những di chứng nặng nề như: dính, biến dạng khớp. Triệu chứng của bệnh là viêm nhiều khớp (viêm cổ tay, bàn tay, đốt tay, khớp chân...) và diễn biến kéo dài. Người bệnh cũng có thể bị cứng khớp vào buổi sáng, gây khó cử động các khớp và kéo dài hàng giờ. Nếu thấy có các triệu chứng kể trên, bạn cần đi khám và điều trị ngay. Nếu để kéo dài sẽ xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động của khớp.
Bệnh gút: gút là bệnh chủ yếu ở nam giới trên 30 tuổi, sống tại thành thị. Tuy bệnh gút là do ăn uống thừa chất, nhưng tiết trời lạnh, ẩm sẽ làm các khớp đau nhức hơn.
Đối với các bệnh viêm khớp, khi trời lạnh, điều cần làm đầu tiên chính là giữ ấm cơ thể, đặc biệt là chân tay. Hạn chế ra ngoài khi trời quá lạnh, mưa phùn. Những người bị bệnh gút cần phải kiêng hoàn toàn rượu, bia và hạn chế các món ăn giàu đạm, giàu chất béo.
Bệnh da
Trời lạnh cũng là điều kiện thuận lợi cho các bệnh ngoài da, đặc biệt là các bệnh như: mề đay, chàm, nứt gót chân... phát triển. Mề đay thường phát triển nhiều hơn khi từ môi trường có gió lạnh vào trong phòng ấm áp hơn. Một số người còn kèm theo triệu chứng nhức đầu, hạ huyết áp, tím tái, phù thanh quản... Để tránh tình trạng trên, những người có cơ địa dị ứng và hay nổi mề đay nên tránh ra ngoài lúc trời lạnh và nên mặc quần áo ấm. Nên uống các thuốc kháng histamin khi mới chớm có dấu hiệu mề đay để giảm và cắt cơn ngứa, vì khi mề đay đã nổi thì các thuốc kháng histamin không có tác dụng.
Chàm khô, hay còn gọi là bệnh ngứa do lạnh, là hậu quả của trời lạnh và độ ẩm ở trong phòng gia tăng khiến da bị giảm tiết mồ hôi và chất bã. Chất sừng của da bị mất nước khiến da trở nên khô hơn, đóng ít vảy. Da bị nứt kèm theo triệu chứng ngứa từ lâm râm đến dữ dội, làm cho da bị trầy xước, thậm chí còn gây ra những chấm xuất huyết dưới da. Những người bị chàm khô nên uống nhiều nước, tránh tắm nước nóng, dùng loại sữa tắm có chất làm ẩm da và không có chất làm thơm. Bôi kem làm ẩm da ngay sau khi tắm và nếu nặng thì uống thuốc chống dị ứng hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ.
1. Hen suyễn
Mùa xuân là thời kỳ cao phát của bệnh hen suyễn. Những người có thể chất hay bị dị ứng, sau khi tiếp xúc với một số chất như phấn hoa thực vật hay bụi cát thì sẽ gây ra bệnh này.
Triệu chứng chủ yếu: Ho, ho ra đờm, tức ngực, hơi thở đứt đoạn, khó thở, ngứa mũi, ngứa mắt, hốc mũi dị ứng...
Cách phòng chống: Nên hạn chế đến những nơi có phấn hoa, khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang. Nếu các triệu chứng trên có biểu hiện quá nặng thì nên lập tức đi khám bác sỹ.
2. Viêm phổi
Mùa xuân thời tiết chuyến biến nhanh, nhiệt độ ngày - đêm chênh lệch, biên độ thay đổi của khí áp, độ ẩm lớn, là mùa dễ bộc phát bệnh viêm phổi. Chủ yếu là dưới ảnh hưởng của khí hậu, chức năng miễn dịch của cơ thể thấp, sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh cũng thấp nên dễ mắc cảm lạnh và bị lạnh, vi khuẩn, vi rút sẽ nhân cơ hội này xâm nhập vào đường hô hấp từ đó gây ra chứng viêm phổi.
Triệu chứng chủ yếu: Ho, ho ra đờm, phát sốt, đau ngực, hô hấp khó khăn vân vân.
Cách phòng chống: Tăng cường thể chất bằng cách kiên trì luyện tập thể thao, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể là cách hữu hiệu để phòng chống viêm phổi.
Người có thể chất hay bị dị ứng không nên đến những nơi có nhiều phấn hoa.
3. Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là là bệnh biến ứng của niêm mạc xoang mũi, tỉ lệ phát bệnh của loại bệnh này tuỳ theo mùa, mùa xuân bộc phát nhiều nhất. Do mùa xuân thời tiết khô lại là mùa “trăm hoa đua nở”, phấn hoa phát tán khắp nơi, người bị bệnh viêm mũi dị ứng, nếu ngửi thấy phấn hoa hoặc bụi phấn thì sẽ gây ra dị ứng.
Triệu chứng chủ yếu: Khi phát bệnh, mũi ngứa, hát xì hơi liên tục, chảy nhiều nước mũi, có lúc bị chứng mắt kết mạc, phần quai hàm trên thậm chí đường lỗ nhĩ bị ngứa ngáy rất khó chịu.
Cách phòng chống: Hạn chế đến những nơi trồng hoa hoặc những nơi có nhiều phấn hoa, bụi bặm.
Theo Dân trí
Để giúp con phát huy những thói quen tốt, bạn nên chuẩn bị cho trẻ những vật dụng cần thiết trong những buổi học hay chuyến đi chơi, chẳng hạn như mang theo chai nước suối (hoặc loại thức uống mà trẻ yêu thích) hay những đồ ăn vặt hợp vệ sinh để bé không ghé các hàng quán vỉa hè, chuẩn bị một số khẩu trang y tế để trẻ dùng và thay thường xuyên, mang theo sản phẩm vệ sinh diệt khuẩn Lifebuoy để bé luôn nhớ tự bảo vệ chính mình.![]() |