Monday, November 25, 2013

Thắc mắc về màng trinh của một cô gái 21 tuổi

Dù không có màng trinh nhưng người phụ nữ vẫn có thể bị đau trong những lần mới có "quan hệ". Đây là điều hoàn toàn bình thường.
Chào bác sĩ, em năm nay 21 tuổi và đang có một số thắc mắc về vấn đề giới tính như sau. 

Thứ nhất, em đi khám phụ khoa thì bác sĩ bảo em không có màng trinh. Em không tin nên cũng đã đi khám ở một số cơ sở y tế khác, nhưng các bác sĩ đều trả lời giống như vậy. Em không còn màng trinh nhưng tại sao khi quan hệ với bạn trai em vẫn bị đau, dù không thấy chảy máu?

Thứ hai, trong khi em quan hệ với bạn trai, em liên tục buồn đi tiểu.

Em không hiểu như vậy là thế nào vì trước đây em chưa hề quan hệ tình dục với ai. Em mong bác sĩ giúp đỡ em tìm hiểu về 2 vấn đề trên. Em xin chân thành cảm ơn! (K.Kiến)

BS. Hoa Hồng tư vấn:

Bạn K.Kiến thân mến,

Chắc chắn bạn không phải là người phụ nữ duy nhất thắc mắc về chuyện màng trinh của mình. Ngày nay, mặc dù tư tưởng xã hội về chuyện trinh tiết của nhiều người đã thoáng hơn nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về những điều đơn giản quanh vấn đề này.

Thắc mắc về màng trinh của một cô gái 21 tuổi 1
Ảnh minh họa

Màng trinh của người phụ nữ thực chất chỉ là tấm màng mỏng nằm ngay cửa âm đạo và rất dễ bị rách. Thông thường, người phụ nữ thường bị rách màng trinh trong lần quan hệ tình dục đầu tiên. Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng có màng trinh. Có những người bẩm sinh đã không có màng trinh hoặc cũng có chị em bị rách màng trinh do tai nạn (ngã xe...) chứ không phải do quan hệ tình dục. Tương tự như vậy, có những người khi bị rách màng trinh thường xuất hiện một ít máu trong khi có những người lại không hề ra chút máu nào.

Trường hợp của bạn có thể do màng trinh đã bị rách trước đó hoặc do bẩm sinh bạn đã không có màng trinh nên các bác sĩ mới kết luận như vậy. Bạn bị đau khi có quan hệ tình dục cũng là điều dễ hiểu. Trước đó bạn chưa hề có quan hệ tình dục, điều này tức là các cơ ở âm đạo chưa tiếp xúc với vật lạ bên ngoài đưa vào bao giờ, do đó, trong những lần đầu tiên có quan hệ, các cơ sẽ phải co thắt để làm quen nên gây ra cảm giác đau tức. Điều này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn vì sau đó, các cơ âm đạo co thắt quen rồi thì cảm giác đau sẽ giảm đi.

Nếu cảm giác đau này liên tục kéo dài, kèm theo nhiều biểu hiện khác như ra máu trong và sau khi "quan hệ" thì bạn nên đi khám để biết nguyên nhân.

Buồn đi tiểu khi đang "quan hệ" cũng là chuyện hết sức bình thường. Trên thế giới có tới 65% phụ nữ đều có cảm giác buồn tiểu khi quan hệ tình dục lần đầu tiên. Các cơ vùng chậu, các cơ vùng tiết niệu và các cơ của bộ phận sinh dục đều có chung một hệ thần kinh điều khiển hoạt động cảm xúc, sự hưng phấn. Khi có kích thích tình dục ở âm đạo thì ngay lập tức hệ thần kinh sẽ điều khiển sự co cơ ở vùng xương chậu, từ đó lại tác động lên vùng tiết niệu khiến cơ vùng tiết niệu bị kích thích gây hiện tượng căng tức ở bàng quang, và dẫn tới việc buồn tiểu khi quan hệ tình dục. Khi hết kích thích thì hiện tượng buồn tiểu cũng sẽ hết.

Để giảm cảm giác này, bạn nên giữ một tâm trạng thoải mái, không phải lo lắng sợ hãi. Đồng thời, bạn nên uống ít chất lỏng và đi tiểu trước khi "quan hệ".

Nếu thấy bất kì hiện tượng lạ nào xuất hiện, bạn nên chú ý theo dõi và đi khám khi cần thiết.

Chúc bạn vui khỏe!


Nếu bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe tâm sinh lý giới tính cần được tư vấn xin gửi về email: suckhoe@afamily.vn




Trong khi nhiều phụ nữ sợ rách màng trinh không dám vận động mạnh thì không ít chị em khác gặp rắc rối vì màng trinh quá dày.
Thắc mắc về màng trinh của một cô gái 21 tuổi 2

Chỉ có thể yêu người "cùng dấu"

Thời gian gần đây có rất nhiều cuộc điện thoại được gọi đến một Trung tâm tư vấn Giới tính, Tình dục để xin được tư vấn về giới tính của mình, trong đó có không ít người băn khoăn về chuyện mình có tình cảm với người đồng giới.
Tình cảm đồng giới - vì đâu nên nỗi?

Nguyên nhân của đồng tính là một câu hỏi khó mà không phải ai cũng có thể đưa ra một câu trả lời rõ ràng.

H.A (Hà Nội) là một nhân viên ngân hàng. Nhìn dáng vẻ thanh mảnh, nước da trắng hồng, mái tóc dài mượt và khuôn mặt như biết cười, kết hợp với một vị trí trưởng phòng truyền thông, không ai nghĩ rằng H.A là một người đồng tính. Gần bước sang tuổi 30 mà H.A luôn tỏ ra khinh khỉnh với đàn ông, không có chút lo lắng hay vướng bận gì về chuyện có người yêu hay lập gia đình, cả bố mẹ và bạn bè, đồng nghiệp đều cho rằng H.A xinh đẹp, giỏi giang quá nên kiêu kì và kén chọn.

Nhưng có nghe tâm sự của H.A thì mới biết rằng đã từ lâu H.A không có cảm xúc hay tình cảm gì với phái mày râu. Sống và học tập gần 10 năm ở trời Tây, H.A luôn ở kí túc xá dành cho nữ, và tình cảm của các thành viên trong khu kí túc xá rất tốt. Hơn nữa, trong kí túc xá có nhiều bạn thể hiện xu hướng thích bạn gái, và có khá nhiều bạn tỏ ra thích H.A. Không biết từ bao giờ H.A cũng bị cuốn theo lối sống đó. H.A “cặp” với một bạn gái cùng phòng. Và sau khi H.A về nước, hai năm sau, cô bạn đó cũng về và hai người lại dính lấy nhau như sam. Chỉ có điều cả H.A và cô bạn đó đều không dám công khai tình cảm của mình vì sợ điều tiếng.


Một trường hợp khác đã gọi điện đến Trung tâm Đầu tư và phát triển con người N.M với những tâm sự rất đau khổ. Th. L (Vĩnh Phúc), năm nay 30 tuổi, chưa có vợ con đã giãi bày với nhân viên tư vấn của trung tâm: “Bố mẹ thấy mình 30 tuổi đầu rồi mà chẳng có mảnh tình vắt vai, dù là bao người giới thiệu các đám này đám nọ, toàn các cô xinh xắn, giỏi giang, cả ngoan ngoãn nhưng mình cứ dửng dưng. Bố mẹ bắt mình phải đi khám nam khoa và cầm cái kết quả chứng tỏ mình là đàn ông 100% về để các cụ yên tâm. Nhưng nói thật, vấn đề của mình không phải là ở chỗ khả năng đàn ông ấy mà căn bản là ở tình cảm của mình. Nói thật, mình chỉ thích các anh chàng cao to, khỏe mạnh và đầy… nam tính thôi. Không biết mình có bị làm sao không nữa?”

Cũng theo lời tâm sự của Th.L. thì L. sinh ra ở Vĩnh Phúc, nhưng đến năm 5 tuổi thì cả nhà L. chuyển vào Tp. HCM sinh sống cùng họ hàng. Bố mẹ phải lăn lộn kiếm sống, ngay từ nhỏ L. đã phải phụ giúp bố mẹ làm việc, mà hầu hết là làm các công việc của con gái, đó là dọn dẹp nhà cửa khi gia đình nào đó có nhu cầu thuê mướn. L. cũng không có nhiều thời gian để chơi với các bạn trong khu, mà điều đặc biệt là quanh nhà L. toàn là con gái, có L. duy nhất là “ì chính cánh” thành ra L. thường xuyên phải chơi các trò chơi con gái. Rồi ngay cả khi đi học L. cũng thường chơi với các bạn gái

Chỉ tới khi L. cảm thấy nhớ và yêu một anh chàng đồng nghiệp khi đã đi làm thì L. mới giật mình về giới tính của mình. Hiện giờ, L. rất hoang mang khi phải đối mặt với thực tế.

Đồng tính không phải là bệnh

H.A và Th.L chỉ là hai trong rất nhiều trường hợp sống và có tình cảm không đúng với giới tính của mình. Y học gọi đó là đồng tính hay đồng tính luyến ái.

Đồng tính hay còn gọi là đồng tính luyến ái là chỉ việc bị hấp dẫn trên phương diện tình yêu hay tình dục hoặc việc yêu đương hay quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính với nhau trong hoàn cảnh nào đó hoặc một cách lâu dài.


Ảnh minh họa.
Theo các chuyên gia tư vấn của Tổng đài tư vấn Ánh Dương thì đồng tính không phải là bệnh, vậy nên nó không thể lây nhiễm hoặc lây truyền sang người khác. Năm 1973, Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kì đã loại bỏ Đồng tính ra khỏi danh sách các căn bệnh tâm thần cần điều trị tâm lý. Và đến năm 1990, Tổ chức Y tế thế giới đã công nhận Đồng tính không phải là bệnh.

Cũng theo các chuyên gia tư vấn M. Anh của Công ty Đầu tư phát triển con người N. N, trường hợp như H.A và Th.L. được coi là đồng tính, nhưng xuất phát từ nguyên nhân là do môi trường sống tác động. Cách giáo dục của cha mẹ hay hành vi của những người xung quanh cũng có thể có tác động đến sự hình thành giới tính của mỗi người ngay từ khi còn nhỏ. Còn xét về khía cạnh giải phẫu thì có thể giải thích hiện tượng đồng tính là do hormone.

Trong cơ thể mỗi người đều có hai loại hormone sinh dục nữ (estrogen) và nam (androgen). Hormone nào nhiều hơn sẽ quy định giới tính đó. Tuy nhiên, những người đàn ông có hormone sinh dục nữ hoặc phụ nữ có hormone sinh dục nam quá mức sẽ có thể bị ảnh hưởng cả về thể chất và tâm lí, đồng tính luyến ái là do các hormone này.

Yếu tố gen cũng được coi là góp phần đưa đến tình trạng đồng tính. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng 33% những người anh trai có em đồng tính luyến ái cũng sẽ có nguy cơ đồng tính luyến ái, kể cả khi họ lớn lên trong hai môi trường khác nhau. Một điều thú vị là hiện tượng này chỉ xảy ra ở những người đàn ông thuận tay trái. Không có trường hợp nào được ghi nhận ở nữ giới.

Đồng tính không phải là xu hướng tình dục bây giờ mới xuất hiện, xu hướng tình dục đồng giới đã có từ trong lịch sử và song hành cùng với sự tồn tại và phát triển của loài người.

Cho đến thời điểm này, vẫn chưa có một loại thuốc hay một liệu pháp tâm lý đặc hiệu nào có thể giúp những người ở thế giới thứ 3 này trở về con người thực của họ mà xã hội và gia đình mong muốn. Tuy nhiên, thực chất, đồng tính dù là đồng tính nam hay đồng tính nữ đều không phải là cái tội, vậy nên hãy cảm thông cho họ chứ đừng kì thị để họ có thể có cuộc sống tốt hơn.

Sunday, November 24, 2013

8 thực phẩm nên ăn trong mùa xuân

Những loại rau, củ, quả nhiều màu sắc trong mùa xuân sẽ giúp bạn xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và có ích cho sức khỏe.
Mùa xuân là thời điểm nhiều loại thực phẩm giàu dưỡng chất tươi ngon nhất trong năm. Sau đây là những loại thực phẩm với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào mà bạn có thể lựa chọn để chế biến món ăn trong mùa xuân này.

1. Hoa quả có vị ngọt

Theo Đông y, mùa xuân là mùa phải bồi bổ cho gan, nếu ăn nhiều những thực phẩm vị chua sẽ sẽ gây tổn thương cho lá lách và dạ dày, nên phải hạn chế ăn chua. Hoạt động ngoài trời của của con người vào mùa xuân thường nhiều hơn mùa đông, tiêu hao năng lượng khá nhiều, lượng calo cần thiết tăng theo. 

Nhưng lúc này tỳ vị hơi yếu, chức năng tiêu hóa của dạ dày khá kém, nên ăn nhiều thịt mỡ là không thích hợp, do đó năng lượng có thể được cung cấp từ đồ ngọt. Các loại hoa quả có vị ngọt như cam, táo… là các món bổ dưỡng trong mùa xuân.

8 thực phẩm nên ăn trong mùa xuân 1

2. Mật ong

Mật ong vị ngọt, có thể bổ trung ích khí, nhuận tràng thông tiện. Khí hậu mùa xuân thường hay thay đổi, tiết trời lúc ấm lúc lạnh, con người dễ bị cảm. Do mật ong chứa nhiều khoáng chất, vitamin, còn có chức năng thanh phổi giải độc và có thể tăng cường hệ miễn dịch, nên là lựa chọn bổ dưỡng lý tưởng trong mùa xuân. 

Do đó, vào mùa này, nếu uống 1-2 thìa mật ong/ngày, pha với nước ấm hoặc uống cùng với sữa có tác dụng bổ dưỡng cho cơ thể.

8 thực phẩm nên ăn trong mùa xuân 2

3. Rau húng quế

Húng quế là loại rau phổ biến, được sử dụng để ăn kèm với nhiều món ăn, nó giúp tăng thêm hương thơm và vị ngon của bữa ăn. Đặc biệt là húng quế rất giàu vitamin A, nên giúp cho sức khoẻ của bệnh tim.

8 thực phẩm nên ăn trong mùa xuân 3

4. Tỏi tây

Tỏi tây được dùng thường xuyên trong các bữa ăn hằng ngày, song ít người biết đến các tác dụng của tỏi tây. Phần thân xanh của loại rau này rất giàu caroten, vitamin C và E - bộ ba vi chất giúp cơ thể đề kháng tốt với cảm cúm và viêm đường hô hấp.

8 thực phẩm nên ăn trong mùa xuân 4

5. Măng 

Măng là loại thực phẩm giàu vitamin A, C, canxi, sắt và folate (loại vitamin mà con người thường thiếu hụt phổ biến nhất). Măng đã được sử dụng để nấu nướng và dùng cho mục đích y học từ thời cổ đại. Thường xuyên ăn măng, cả măng khô lẫn măng tươi, sẽ giúp bạn nhận đầy đủ folate, chất rất cần thiết cho sức khoẻ bệnh tim và ngăn chặn nguy cơ khuyết tật của thai nhi.

8 thực phẩm nên ăn trong mùa xuân 5


6. Anh đào

Anh đào có vị ngọt, ngon nhiều nước, giàu dinh dưỡng, hàm lượng sắt vô cùng dồi dào, gấp trên 20 lần so với cam, quýt, lê và táo. Quả anh đào giàu vitamin A và beta carotene có lợi cho hệ miễn dịch, thị lực và làn da của bạn. 

Ngoài ra, quả anh đào còn chứa melatonin - một chất giúp điều hòa giấc ngủ nên nó có thể giúp bạn ngủ ngon. Chất chống oxy hóa anthocyanin trong quả anh đào được coi là tốt cho não bộ và còn có tác dụng chống viêm, bảo vệ sức khỏe tim mạch.

8 thực phẩm nên ăn trong mùa xuân 6

7. Rau bina

Một chén rau bó xôi đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu chất xơ mà cơ thể cần trong ngày. Cùng với việc hỗ trợ hoạt động cho hệ tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng ăn quá mức, rau bó xôi còn là thực phẩm rất lý tưởng để phòng ngừa táo bón. Sự hiện diện của vitamin C, E, beta-carotene, mangan, kẽm và selen đã tạo ra khả năng chống oxy hóa tự nhiên của rau bó xôi.

8 thực phẩm nên ăn trong mùa xuân 7

8. Hành tây, gừng, tỏi

Không chỉ là gia vi, chúng còn có giá trị dược liệu quan trọng, không chỉ làm tăng cảm giác ngon miệng, mà còn có tác dụng diệt khuẩn trừ bệnh. Mùa xuân là lúc hành và tỏi giàu giá trị dinh dưỡng nhất trong năm, cũng là loại gia vị này hăng nhất, thơm nhất, ngon nhất. Các loại thực phẩm này có thể phòng ngừa các bệnh lây nhiễm quan đường hô hấp thường gặp trong mùa xuân. 



Để tránh xảy ra tình trạng ngộ độc, người tiêu dùng nên chủ động biết cách chọn những thực phẩm an toàn bảo vệ sức khỏe cho gia đình
8 thực phẩm nên ăn trong mùa xuân 8

5 loại thực phẩm có thể gây ngộ độc trong tiết xuân

Mùa xuân đến tiết trời trở nên ấm áp và ẩm ướt, một số loại thực phẩm rau quả vốn không chứa độc tính hoặc rất ít, có thể trở nên có độc hoặc tăng thêm độc tính.
Nếu như bạn không chú ý có thể những loại thực phẩm quen thuộc vẫn dùng hàng này sẽ khiến bạn bị ngộ độc đấy!

Mía bị mốc
 
Mía được thu hoạch từ rất sớm, có thể bị nhiễm khuẩn hoặc bị mốc do thời tiết ẩm thấp mà bạn không để ý đến. Nếu ăn phải mía đã bị mốc rất dễ khiến bạn bị ngộ độc, nhẹ thì buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt, nặng thì bị co giật chân tay, sau đó hôn mê thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng.
 
Cà chua chưa chín kỹ
 
Họ cà ít nhiều điều có mang tính độc, cà chưa chín độc tính càng nổi bật. Cà chua ương, có màu nửa xanh nửa đỏ có hàm chứa các chất độc như Anthocyanin, Alcaloit... khi ăn cảm giác có vị đắng trong cổ, ăn vào rất dễ bị ngộ độc.
 
 
Khoai tây mọc mầm
 
Khoai tây mọc mầm có chứa chất solanine, các phương pháp chế biến thông thường không thể làm phá huỷ được loại độc tính này. Nếu không chú ý ăn phải, nhẹ thì bị nôn mửa, đau bụng, đi ngoài, nặng có thể xuất hiện chứng co giật, hôn mê, thậm chí dẫn đến tử vong.
 
Đậu nấu chưa kỹ
 
Những người ăn đậu (đỗ) bị ngộ độc thì cả bốn mùa trong năm đều có, nhưng vào mùa thu và mùa xuân thì nghiêm trọng nhất. Nguyên nhân chủ yếu là trong hai mùa này lượng Alcaloit trong đậu tăng cao, chỉ có thể đem đậu nấu thật kỹ, nấu cho đến khi nó bị chuyển màu mới có thể tránh được chất độc.
 
Mộc nhĩ tươi
 
Tiết xuân rất thuận tiện cho cây mộc nhĩ phát triển, và mọc rất nhiều ngay trong vườn nhà. Do trong mộc nhĩ tươi có hàm chứa một loại quang vật liệu, nếu ăn với một lượng lớn có thể dẫn đến chứng viêm da Actinic hoặc phù nề thanh quản.

Coi chừng dị ứng thời tiết mùa xuân

Mùa xuân là mùa vạn vật sinh sôi, cũng là mùa dễ mắc các bệnh dị ứng như nổi mề đay, mụn ngoài da, viêm mũi dị ứng…

Các bệnh dị ứng thường gặp

1. Nổi mề đay: Tại các vùng da khô trên tứ chi bỗng xuất hiện các vùng đỏ, cảm giác ngứa ngáy, nóng, lúc có lúc không. Đó chủ yếu do cơ thể tiếp xúc với loại vật chất gây dị ứng nào đó. Thời tiết nóng lạnh thất thường cũng là nguyên nhân gây ra chứng bệnh này.

2. Mẩn, mụn ngoài da: Vào mùa xuân, cơ thể dễ dị ứng với tia tử ngoại hơn khiến các tế bào da dễ bị tổn thương, làm xuất hiện các nốt mẩn, mụn. 

3. Viêm mũi dị ứng: Có người cứ tới mùa xuân, lại thấy trong mũi ngứa ngáy, hắt xì liên tục. Điều này chính là do dị ứng với phấn hoa trong không khí.
 

4. Viêm kết màng dị ứng: Chảy nước mắt, cảm giác nóng, triệu chứng xuất hiện ngay khi tiếp xúc và giảm khi cách ly nguồn gây dị ứng. Cần chú ý vệ sinh giường đệm, tránh tiếp xúc với phấn hoa, và giữ nơi sinh hoạt thoáng khí.

Cách phòng tránh

Để đề phòng chứng dị ứng cần chú ý chế độ ăn ngủ, tập luyện thích hợp. Về mặt ăn uống, cần tăng cường bổ sung các nguồn protein như trứng gà, tôm, các loại cá, thịt bò…, các vitamin và khoáng chất từ rau quả, vận động ngoài trời hợp lý… sẽ giúp tăng sức đề kháng, phòng dị ứng.

Ngoài ra, mỗi ngày uống 1 thìa mật ong có thể tránh dị ứng phấn hoa hiệu quả. Bởi trong mật ong vốn có một lượng phấn hoa nhất định. Thường xuyên ăn mật ong sẽ giúp tăng sức đề kháng với dị ứng phấn hoa và phòng ngừa các chứng bệnh dị ứng đường hô hấp.

Vui xuân, chớ quên “nhiệm vụ”

Có vẻ như đang tồn tại quá nhiều điều kiện bất lợi cho các đôi vợ chồng duy trì chuyện gối chăn trong dịp Tết. Nếu để gối chăn lạnh lẽo một thời gian quá lâu, sẽ rất khó “bắt nhịp” trở lại. Vì vậy, mỗi người cũng cần ý thức, vui xuân, chớ quên “nhiệm vụ”.
Đông y có quan điểm “xuân nhất, hạ nhị, thu nhất, đông vô” (mùa xuân và mùa thu là thời điểm tốt nhất cho giao hợp, mùa hạ là thời gian tốt thứ nhì, còn với mùa đông, tốt nhất là nên dừng). Nhiều người vẫn quan niệm, giao thừa là thời khắc đẹp nhất trong năm để “yêu”, bởi không khí thiêng liêng khi trời đất sang xuân, khắp nơi rộn ràng niềm vui. Trời đất giao hòa thì người cũng “giao hòa”.
 
Thực tế, “yêu” nhau là chuyện cần xuyên suốt cả năm, thời điểm nào mà “trống vắng” cũng dễ ảnh hưởng đến hạnh phúc. Quan niệm “mùa xuân là mùa của tình yêu” có lẽ chỉ đúng cho những đôi mới bén duyên, còn đã là vợ chồng, mùa xuân, mà đặc biệt là “cao điểm” ba ngày Tết, gối chăn dễ bị hờ hững lắm.
 
Ngày Tết, có quá nhiều điều kiện khách quan chi phối chuyện “yêu”. Những đôi về quê nội, quê ngoại hưởng Tết, không dễ có được không gian riêng tư để thoải mái. Nếu có không gian thuận lợi, hai vợ chồng cũng không dễ tiến hành “chuyện ấy”. Nhiều khả năng, người vợ phải bù đầu với việc bếp núc, đến lúc nghỉ ngơi là mệt đứ đừ. Trong khi đó, anh chồng cũng khó mà tránh được những chầu nhậu mút mùa. Một bộ phận không nhỏ khác còn mê đánh bài, có khi đánh đến sáng khiến sức khỏe kiệt quệ. Với cách sinh hoạt “thả nổi” của người chồng, dù người vợ thực sự muốn “trả bài” đầy đủ, e cũng khó. Vậy là coi như những ngày Tết dễ thành chuỗi ngày “ngủ chay”. 
 

“Nam vô tửu như kỳ vô phong”, nếu xét ở khía cạnh tình dục, nó chỉ đúng trong trường hợp nhấm nháp một vài ly để tạo hưng phấn. Còn với cách uống “vui như Tết”, rượu bia gây hậu quả ghê gớm. Theo một nghiên cứu, có khoảng 5-25% nam giới uống bia, rượu gặp khó khăn trong việc xuất tinh. Có đến 54% nam giới uống bia, rượu không thể cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng và 31-45% nam giới thì mất đi ham muốn tình dục sau khi uống bia, rượu.

Có vẻ như đang tồn tại quá nhiều điều kiện bất lợi cho các đôi vợ chồng duy trì chuyện gối chăn trong dịp Tết. Nếu để gối chăn lạnh lẽo một thời gian quá lâu, sẽ rất khó “bắt nhịp” trở lại. Vì vậy, mỗi người cũng cần ý thức, vui xuân, chớ quên “nhiệm vụ”.

Sẽ không dễ thực hiện, nhưng quý ông cũng cần cố gắng không quá chén, tránh thức khuya và quan trọng là biết để ý đến vợ, quan tâm đỡ đần vợ đôi chút nếu có điều kiện. Những giao tiếp, “đụng chạm” ban ngày sẽ giúp vợ đỡ căng thẳng, đỡ mỏi mệt hơn và đặc biệt là gợi lên nét thương yêu để cả hai vợ chồng thêm hào hứng mà nghĩ đến “chuyện ấy”.

Cũng cần xác định một điều, trong “thời buổi khó khăn” như ngày xuân, nếu không duy trì được như ngày thường, thì ít ra cũng chấp nhận phương án giảm bớt, cố gắng để không bị cắt hẳn. Và trong điều kiện khó khăn ấy, tình dục không nhất thiết phải là có giao hợp. Những cái nắm tay ấm áp, vòng ôm nồng nàn hay những cử chỉ xoa bóp chân cho nàng, có thể cũng đã đủ cho cả hai cảm thấy đang duy trì liên tục yêu đương.

Các bệnh dị ứng thường gặp vào mùa xuân

Mùa xuân là mùa vạn vật sinh sôi, cũng là mùa dễ mắc các bệnh dị ứng như nổi mề đay, mẩn, mụn ngoài da, viêm mũi dị ứng, viêm kết màng dị ứng…
Bởi vậy cần chú ý các vấn đề sau:
 
1. Nổi mề đay: Tại các vùng da khô trên tứ chi bỗng xuất hiện các vùng đỏ, cảm giác ngứa ngáy, nóng, lúc có lúc không. Đó chủ yếu do cơ thể tiếp xúc với loại vật chất gây dị ứng nào đó. Thời tiết nóng lạnh thất thường cũng là nguyên nhân gây ra chứng bệnh này. 

2. Mẩn, mụn ngoài da: Vào mùa xuân, cơ thể dễ dị ứng với tia tử ngoại hơn khiến các tế bào da dễ bị tổn thương, làm xuất hiện các nốt mẩn, mụn. 

3. Viêm mũi dị ứng: Có người cứ tới mùa xuân, lại thấy trong mũi ngứa ngáy, hắt xì liên tục. Điều này chính là do dị ứng với phấn hoa trong không khí. 

4. Viêm kết màng dị ứng: Chảy nước mắt, cảm giác nóng, triệu chứng xuất hiện ngay khi tiếp xúc và giảm khi cách ly nguồn gây dị ứng. Cần chú ý vệ sinh giường đệm, tránh tiếp xúc với phấn hoa, và giữ nơi sinh hoạt thoáng khí. 

Cách phòng tránh 

Để đề phòng chứng dị ứng cần chú ý chế độ ăn ngủ, tập luyện thích hợp. Về mặt ăn uống, cần tăng cường bổ sung các nguồn protein như trứng gà, tôm, các loại cá, thịt bò…, các vitamin và khoáng chất từ rau quả, vận động ngoài trời hợp lý… sẽ giúp tăng sức đề kháng, phòng dị ứng. 

Ngoài ra, mỗi ngày uống 1 thìa mật ong có thể tránh dị ứng phấn hoa hiệu quả. Bởi trong mật ong vốn có một lượng phấn hoa nhất định. Thường xuyên ăn mật ong sẽ giúp tăng sức đề kháng với dị ứng phấn hoa và phòng ngừa các chứng bệnh dị ứng đường hô hấp.

Đẹp hơn nhờ các loại rau quả mùa xuân

Mùa xuân chính là thời điểm lý tưởng để phái nữ có thể vừa làm đẹp, vừa tân trang và bồi bổ lại cơ thể. Những loại rau mùa xuân dưới đây bạn không nên bỏ qua.

Rau bina

Rau bina có nhiều vào mùa xuân, chứa hàm lượng sắt cao nhất trong các loại rau xanh, rất tốt cho gan. Với những người có bệnh gan thận hay cao huyết áp, thiếu máu nên ăn nhiều loại rau này.

Mùi tây

Các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe Mỹ khuyên, vào mùa xuân nên tích cực ăn rau mùi tây, vì đây là thời điểm các bệnh dịch như sốt phát ban, thủy đậu hay các loại cảm sốt bùng phát mạnh. Ngoài ra rau mùi tây còn giúp tinh thần tỉnh táo, nâng cao khả năng miễn dịch.

Cứ 25-30g lá mùi tây tươi chứa khoảng 70 mg vitamin C, bằng lượng vitamin cần thiết cho người lớn trong một ngày, ngoài ra còn có các loại vitamin khác như В1, В2, РР, К… Tuy nhiên với những ai đổ mồ hôi nhiều hay đang bị phù không nên ăn loại rau này.
 

Cần tây

Trong 100g cần tây cung cấp 10 kcal, 2g đường, 0,2g chất béo, 0,7g chất đạm, 95g nước, 3mg vitamin C… Với phụ nữ mùa xuân thường xuyên ăn cần tây sẽ giúp giảm béo nhanh chóng, nhất là sau một mùa đông ăn quá nhiều chất đạm.

Ngoài ra, cần tây và các món ăn chứa cần tây còn có tác dụng giảm huyết áp cao, lợi tiểu, giúp hạ đường huyết, kích thích tiêu hóa...

Cà rốt

Cà rốt là loại rau bổ dưỡng không xa lạ, vừa tăng thị lực vừa nuôi dưỡng làn da trong mùa xuân, mang đến sự mịn màng, sáng và đàn hồi tốt. Cà rốt rất giàu β-carotene làm chậm quá trình lão hóa, giúp đầu óc thư thái.

Cà tím

Cà tím cũng là một loại rau chứa nhiều dinh dưỡng: Vitamin, canxi, phốt pho, sắt, đặc biệt là vỏ da cà tím chứa nhiều vitamin P, với thành phần chính là rutin và catechin, hesperidin giúp kiểm soát huyết áp cao, xơ cứng động mạch…

Măng đắng

Ăn măng vào mùa xuân là sự lựa chọn sáng suốt. Măng là loại rau củ ít chất béo, giàu chất xơ và chứa nhiều chất khoáng. Măng đắng có thể dùng chế biến thành rất nhiều món hấp dẫn như luộc chấm mắm tôm hay muối ớt, hầm hay nấu canh, xào… Tuy nhiên, cũng có nhiều khuyến cáo, để bảo vệ sức khỏe bạn cần luộc măng đắng nhiều lần trước khi chế biến các món.

7 hoa quả dưỡng sắc mùa xuân

7 loại trái cây thông dụng dưới đây sẽ giúp phái nữ ngăn bệnh tật, luôn tươi trẻ và tràn đầy sức sống trong tiết trời chuyển mùa.

Lê là loại quả mọng nước, tốt cho cơ thể bởi loại quả này tốt cho phổi, phế quản và cơ quan hô hấp, tăng sức đề kháng trong tiết trời ẩm, nồm vào mùa xuân, tăng cường tiêu hóa, giảm sốt, tăng cảm giác ngon miệng.

Táo

Táo luôn là quả tốt cho sức khỏe và sắc đẹp phụ nữ. Táo có vị ngọt, giải khát, có lợi cho tim, phổi, họng… Ngoài ra, ăn táo còn giúp giảm bớt căng thẳng.

Táo rất giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C, có thể thúc đẩy chuyển hóa cholesterol dư thừa, mang lại vóc dáng hoàn hảo. Ngoài ra, táo có vị rất ngọt ngào và ấm áp, nuôi dưỡng làn da luôn hồng hào.
 

Lựu

Quả lựu có vị ngọt và chua nhẹ, chứa chất chống oxy hóa hữu hiệu làm “tiêu tan” cholesterol tích tụ trong cơ thể, chống lại lão hóa, đặc biệt còn rất tốt cho họng.

Hạt dẻ

Hạt dẻ có vị ngọt ấm, rất tốt cho dạ dày, thận lách, thận, vùng thắt lưng… Hạt dẻ cũng rất giàu axit béo không bão hòa, vitamin và khoáng chất, có thể chống lại chứng loãng xương, tăng huyết áp và các bệnh khác.

Kiwi

Kiwi là loại quả chứa nhiều vitamin C nhất trong các loại trái cây. Ngoài ra, quả này cũng chứa serotonin giúp ổn định tâm trạng, giữ bình tĩnh, giàu chất xơ tốt cho tim và hệ thống tiêu hóa.

Quả ô liu

Quả ô liu giàu canxi, sẽ bổ sung cho cơ thể nguồn dinh dưỡng hữu ích. Nhất là vào mùa xuân, ăn quả này còn giải độc, tiêu đờm, ấm cổ, tốt phổi, giúp da lúc nào cũng hồng hào.

Bưởi

Bưởi có nhiều vị: ngọt, chua chua, đắng nhẹ… lại rất nhiều nước và vitamin C. Bưởi chứa pectin tự nhiên có thể giảm mức cholesterol và giúp cơ thể hấp thu canxi, sắt hiệu quả.

Phòng cảm lạnh khi giao mùa đông - xuân

Khoảng thời gian giao mùa giữa đông và xuân, một người trong nhà bị cảm, cả nhà sẽ lâm vào vòng “nguy hiểm”.
Vậy làm thế nào có thể giúp người thân của bạn phòng tránh căn bệnh này?
 
1. Trẻ em 

Bữa sáng nên cho bé ăn một bát cháo yến mạch, bởi thành phần của yến mạch có thể đề kháng lại các vi khuẩn và chống lão hoá. 

Mỗi ngày bạn nên chuẩn bị cho trẻ 5 phần rau quả, mỗi phần gồm: nửa bát rau xanh, và một lượng hoa quả bằng nắm tay người lớn. Bạn cũng đừng quên nhắc nhở bé mang theo bình nước đến trường và khuyến khích trẻ uống nhiều nước. 

Bạn tuyệt đối không nên tự ý cho trẻ ăn các thực phẩm bổ trợ như nhân sâm, hoàng kỳ. Trẻ nhỏ ăn các thức này dễ bị khô miệng, mọc mụn ở mép. 

2. Dân văn phòng 

Mỗi ngày nên ăn 7 phần rau quả, đặc biệt là các loại rau quả có màu vàng, đỏ, hoặc cam. Bởi chất beta-carotene có trong đó có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. 

Dân văn phòng nên uống trà bổ khí, hoặc ngâm chân nước nóng trước khi ngủ với hoàng kỳ, phòng phong, bạch thuật cũng có tác dụng trợ khí giúp cơ thể khoẻ mạnh. 
 

3. Nguời già 

Bữa sáng nên ăn gừng, bởi gừng có tác dụng làm ấm dạ dày, khử hàn.  

Mỗi ngày cần nạp các chất protein như thịt nạc, cá, đậu phụ, trứng… vào cơ thể ít nhất một lần. 

Trước khi ngủ, nên mát chân làm ấm hai lòng bàn chân. bởi hai chi dưới của người già thường bị lạnh.

Cảnh báo dịch bệnh xuất hiện trong tiết trời mùa xuân

Thời tiết mùa xuân chuyển biến nhanh, nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch, độ ẩm lớn, chức năng miễn dịch của cơ thể thấp, sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh cũng thấp...
Kết hợp với các hoạt động sinh hoạt lễ hội diễn ra ở khắp các địa phương trong cả nước dịp đầu xuân đang là điều kiện để virut cúm A/H1N1 cùng những dịch bệnh khác phát tán và lây lan.
 
1. Bệnh cúm A/H1N1: Đến nay cả nước đã có 8 tỉnh, thành phố phát hiện bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 với trên 100 người mắc, trong đó đã có một trường hợp nặng và tử vong. Các chuyên gia cho biết, điểm đặc biệt của mùa cúm năm nay là do có những bệnh nhân không thuộc nhóm nguy cơ cao nhưng vẫn có biểu hiện bệnh rất nặng sau khi bị nhiễm virut cúm.

2. Sốt phát ban: Đây là bệnh thường xảy ra ở trẻ em nhưng năm nay, bệnh đã xuất hiện ở cả người lớn với số lượng nhiều. Hiện nay, số lượng bệnh nhân sốt phát ban đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khám mỗi ngày rất đông, khoảng 20- 30 ca nặng phải nhập viện. Nguyên nhân gây hiện tượng sốt có kèm theo phát ban, chủ yếu là do virut thủy đậu, rubella, sởi, dengue, virut gây bệnh chân tay miệng, thấp tim… hoặc những bệnh rối loạn chuyển hóa gây ban như viêm thận, luput ban đỏ, giang mai.

Tuy nhiên, đợt dịch sốt phát ban đang bùng phát tại Hà Nội thời gian này chủ yếu là sốt do virut rubella, chỉ có một số ít là sốt phát ban do dị ứng thuốc hay liên cầu khuẩn. Về cơ bản, sốt phát ban do virut là lành tính, song vẫn có khác nhiều ca bị biến chứng, Cách tốt nhất phòng bệnh là tiêm chủng.

Dịch sốt phát ban đang xuất hiện ở cả người lớn với số lượng ngày càng nhiều (ảnh minh họa)

3. Bệnh đường tiêu hóa: Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố Cần Thơ cho biết đã phát hiện và điều trị kịp thời một trường hợp nhiễm phẩy khuẩn tả tại xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền. Thời điểm này đang là mùa lễ hội đầu năm nên lượng người tập trung tại một địa điểm cũng như “bạ đâu ăn đó” diễn ra rất thường xuyên nên dễ mắc bệnh đường tiêu hóa. Việc ăn chín uống sôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm lúc này cần được mọi người chú ý.

4. Bệnh đường hô hấp: Thường gặp nhất là hen phế quản, tiếp sau là viêm phổi. Những người có cơ địa dị ứng, sau khi tiếp xúc với các tác nhân như phấn hoa, nấm mốc, côn trùng, bụi… sẽ gây co rút khí quản tạo ra các cơn hen gây khó thở, mặt mũi tím tái, nặng có thể gây suy hô hấp. Do ảnh hưởng của khí hậu, chức năng miễn dịch của cơ thể thấp, sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh cũng thấp nên dễ mắc cảm lạnh và bị lạnh, vi khuẩn, virut sẽ nhân cơ hội này xâm nhập vào đường hô hấp, từ đó gây viêm phổi. Ngoài ra còn có thể gặp các bệnh đường hô hấp khác như tràn khí màng phổi, lao phổi, áp-xe phổi…

5. Viêm mũi dị ứng: Bệnh có thể gặp quanh năm với những tỷ lệ khác nhau nhưng cao nhất vào mùa xuân do phấn hoa phát tán khắp nơi gây ngứa mũi, hắt xì hơi, chảy nước mũi liên tục… rất khó chịu.

6. Viêm kết mạc mùa xuân: Đây là một bệnh dị ứng ở mắt (ngứa, đỏ mắt) có thể liên quan tới các tác nhân gây dị ứng bay trong không khí như phấn hoa, các loại bụi, lông thú vật, côn trùng hoặc gió, ánh nắng hoặc mỗi khi thay đổi thời tiết, bệnh hay tái phát vào mùa xuân, đặc biệt ở những bệnh nhân có cơ địa dị ứng.

Thời tiết ấm trong mùa xuân là môi trường sống của virut gây bệnh thủy đậu (ảnh minh họa)

7. Thủy đậu: Thời tiết ấm trong mùa xuân là môi trường sống của virut gây bệnh thủy đậu. Đây là bệnh lành tính nhưng nếu gãi nhiều do ngứa làm cho mụn bị vỡ rất dễ để lại sẹo, nguy hiểm hơn là virut có thể vào máu gây viêm màng não, viêm thần kinh…

Phòng bệnh thời điểm này cốt yếu vẫn là giữ ấm cơ thể và phòng ở, ăn chín uống sôi. Hợp vệ sinh nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Đối với những người có cơ địa dị ứng, nên tránh các dị nguyên để tránh bệnh phát sinh. Đối với những trường hợp đặc biệt như phụ nữ mang thai, trẻ em, người cao tuổi nếu thấy những biểu hiện khác thường cần được đưa đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị nhằm tránh các biến chứng đáng tiếc.

8. Trứng cá: Độ ẩm không khí cao trong mùa xuân là điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển mạnh cùng với da mặt luôn ẩm ướt tạo thuận lợi để các chất bã nhờn bít tắc lỗ chân lông gây các mụn bọc, mụn mủ. Các chất kích thích như rượu, bia, đồ ăn cay, nóng… được sử dụng nhiều trong thời gian này cũng làm cho mụn mọc nhiều hơn.

Thụ tinh trong ống nghiệm tốt nhất vào mùa xuân

Những nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thụ tinh nhân tạo thành công cao hơn 45% trong mùa xuân - mùa sinh sôi phát triển của thực vật.
Một nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm thụ tinh nhân tạo ở Sao Paulo (Brazil) đã tiến hành đo lượng hormon trên 1.932 phụ nữ tham gia thụ tinh trong ống nghiệm và nhận thấy vào mùa xuân lượng oestradiol - một loại hormon thiết yếu trong giai đoạn sinh sản cao hơn rất nhiều.

Phát hiện này giải thích cho tỷ lệ thụ tinh nhân tạo thành công cao hơn 45% trong mùa xuân - mùa sinh sôi phát triển của thực vật.
 


Nghiên cứu này được đưa ra tại Hội nghị về sinh sản và vô sinh thế giới diễn ra ở Munich. Tại đây, các nhà khoa học cũng đưa ra cảnh báo về sự thiếu hụt các tiêu chuẩn an toàn toàn cầu đối với thụ tinh trong ống nghiệm.
 
 
 
 
Theo SKĐS

Vì sao nên uống vitamin D vào mùa đông-xuân?

Một nghiên cứu trên trẻ em Nhật Bản cho thấy, bổ sung vitamin D trong suốt mùa đông và đầu mùa xuân sẽ giúp phòng ngừa cúm mùa và hen suyễn.

Trưởng nhóm nghiên cứu, TS. Mitsuyoshi Urashima cho biết: ý tưởng của nghiên cứu này xuất phát từ nghiên cứu trước đó về vitamin D có thể ngăn ngừa bệnh loãng xương. Các nhà nghiên cứu này đã lưu ý rằng những người uống vitamin D ít bị các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh. 

TS Urashima, ĐH Y Jikei (Tokyo, Nhật bản), và các cộng sự đã cho 1 nhóm trẻ từ 6-15 tuổi được uống vitamin D3 bổ sung (liều 1.200UI/ngày), nhóm khác uốn giả dược trong suốt mùa cảm cúm. 

Vitamin D3 hay tên khoa học là cholecalciferol, hấp thụ vào cơ thể nhiều hơn và hoạt động mạnh hơn vitamin D2 (hay còn gọi là ergocalciferol), loại vitamin thường thấp ở các vitamin tổng hợp. 

Trong nghiên cứu thực hiện từ giữa tháng 12 năm 2008 đến tháng Ba năm 2009, 31/167 trẻ uống giả dược bị nhiễm cúm A, một loại virus phổ biến, so với 18/167 trẻ được uống vitamin D. Nhóm uống vitamin D ít bị cúm A hơn so với nhóm uống giả dược là 58%. 

Tuy nhiên, vitamin D không ngăn ngừa được cúm B.

Vitamin D cũng được cho là giúp “khử” các đợt tấn công ở những trẻ có tiền sử hen suyễn. 2 trẻ uống vitamin D bị lên cơn hen so với 12 trẻ uống giả dược trong suốt quá trình nghiên cứu. TS Urashima hy vọng rằng phát hiện này sẽ hỗ trợ cho điều trị hen suyễn ở trẻ em. 

TS. Adit Ginde, ĐH Y Colorado Denver, đánh giá: “Đây là nghiên cứu đầy tiên chỉ ra một cách rất rõ ràng rằng bổ sung vitamin D có thể giúp giảm cảm cúm”. 

Dựa vào các kết quả nghiên cứu này, việc cho trẻ uống vitamin D bổ sung vào mùa đông sẽ giúp giảm mắc cúm A, các nhà nghiên cứu kết luận. TS. Urashima đề nghị cho trẻ uống 1.200IU vitamin D mỗi ngày bắt đầu từ tháng 9 để phòng cúm và lên cơn hen trong mua cảm cúm, nhưng tốt nhất cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ uống.

Theo Dân trí

7 cách ngừa cảm cúm mùa xuân

Mặc dù vẫn có nhiều loại thuốc trị cảm trên thị trường song việc ngừa bệnh thường giản đơn hơn việc điều trị.
Sau đây là những gợi ý từ các chuyên gia giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch:

Ngủ sâu và ngon giấc: Điều này nghe có vẻ lạ nhưng ngủ ngon giấc có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nhiều cuộc khảo sát cho thấy những ai bỏ lỡ giấc ngủ kéo dài 7-8 giờ mỗi ngày có thể khiến họ dễ bị mắc bệnh. Ngủ rất cần thiết để cơ thể hoạt động hiệu quả nhất.

Bổ sung vitamin D: Trong khi hầu hết chúng ta đều tìm đến các viên vitamin C khi bị cảm lạnh thì các chuyên gia khuyên nên bổ sung nhiều vitamin D. Thiếu vitamin D sẽ sản sinh ra ít protein mà protein lại có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và vi trùng. Bạn nên bổ sung chế độ giàu vitamin và khoáng chất.
 

Mang vớ cho chân: Chịu khó mang vớ (tất) có thể giúp bạn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Để chân không trong tiết trời lạnh lẽo sẽ làm co mạch máu và giảm hệ miễn dịch.

Tập thể dục: Những ai thường xuyên tập thể dục như tập thể dục nhịp điệu, đi bộ nhanh hoặc đạp xe giảm được nguy cơ bị cảm lạnh. Vận động hợp lý giúp tăng các tế bào miễn dịch trong máu và nước bọt.

Rửa tay sạch sẽ: Rửa tay sạch sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị cảm lạnh. Hãy cọ rửa tay bằng xà phòng ngay khi bạn bước vào nhà.

Hãy cười lên: Cười nhiều sẽ giúp bạn cải thiện hệ miễn dịch. Liệu pháp này có tác dụng kích thích các tế bào tiêu diệt vi khuẩn hoạt động để ngừa bệnh cảm cúm.

Uống rượu vang: Uống rượu vang ở mức độ vừa phải (1-2 ly mỗi ngày) có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị cảm lạnh. Đó là nhờ trong rượu vang có hàm lượng chất chống ô-xy hóa resveratrol cao. Nhưng đừng có tập uống nếu trước đây bạn chưa bao giờ “chén chú chén anh”.

Theo báo The Times of India/Thanh niên

Phép dưỡng sinh tình dục mùa xuân

Mùa xuân là mùa như y thư cổ Hoàng đế nội kinh đã viết : "Ba tháng mùa xuân, băng tuyết đã tan dần, khí dương trong giới tự nhiên bắt đầu thăng phát, vạn vật hồi sinh".

"Thiên nhân tương ứng", lúc này dương khí trong nhân thể cũng thuận ứng tự nhiên, phát tiết hướng thượng và hướng ngoại. Do vậy, phép dưỡng sinh mùa xuân nói chung và dưỡng sinh tình dục nói riêng phải nắm vững sự thăng phát của khí dương mà xử thế cho phù hợp.

Mùa xuân là mùa tình yêu.
 
Tần số sinh hoạt tình dục  trong mùa xuân

Có thể nói, đây là một trong những vấn đề trọng yếu của tình dục học hiện đại, vấn đề mà cho tới nay vẫn chưa đạt được sự nhất trí và thống nhất. Có người cho rằng, tần số sinh hoạt bao nhiêu không cần biết chỉ cần sau những cuộc "mây mưa" đó, cơ thể vẫn không có cảm giác mệt mỏi và không làm ảnh hưởng đên chất lượng làm việc của ngày kế tiếp là được.
 
Theo quan niệm của y học cổ truyền, tần số và khả năng sinh hoạt tình dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự ảnh hưởng của khí hậu thời tiết bốn mùa có ý nghĩa khá quan trọng. Cổ nhân cho rằng sinh hoạt phòng trung phải thuận theo sự biến đổi của thiên nhiên, phải tuân thủ quy luật "Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu thu, Đông tàng" (mùa xuân thì sinh ra, mùa hạ thì trưởng thành, mùa thu thì thu liễm, mùa đông thì bế tàng). “Xuân nhất, hạ nhị, thu nhất, đông vô", ý muốn nói "liều lượng" hành phòng mỗi mùa mỗi khác, nếu như mùa xuân và mùa thu là một thì mùa hạ là hai và mùa đông thì hạn chế ở mức thấp nhất, nếu như không muốn nói là phải tuyệt dục.
 
Sách Dưỡng sinh tập yếu  khuyên : "Xuân thiên tam nhật nhất thi tinh, hạ cập thu đương nhất nguyệt tái thi tinh, đông đương bế tinh vật thi" (mùa xuân ba ngày giao hợp một lần, mùa hạ và mùa thu thì một tháng hai lần và mùa đông thì không nên xuất tinh) và "Đông nhất thi đương xuân bách" (mùa đông xuất tinh một lần thì bằng mùa xuân xuất tinh một trăm lần).

Từ xa xưa, cổ nhân đã nhận thức rất rõ ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đối với hoạt động tính dục của con người và họ cho rằng mùa xuân với tiết trời ấm áp, cây cối tốt tươi, chim ca hoa nở chính là thời khoảng lý tưởng cho sinh hoạt tình dục.

Khi nghiên cứu điều tra về tần số sinh hoạt tình dục và tỷ lệ mắc bệnh liệt dương, các nhà y học Trung Quốc đã phát hiện thấy: mùa xuân và mùa hạ tần số hành phòng là tương đối cao nhưng tỷ lệ bị liệt dương lại thấp, trong khi đó vào mùa thu và mùa đông số lần sinh hoạt tình dục giảm thấp nhưng tỷ lệ bị liệt dương lại tăng cao

Có nên thụ thai vào mùa xuân?

Từ xa xưa, y học cổ truyền đã nhận thức rất rõ sự ảnh hưởng của yếu tố thời gian và điều kiện hoàn cảnh bên ngoài khi thực hành tính giao thụ thai đối với sức khoẻ của thai nhi, trong đó khí hậu và môi trường tự nhiên có vai trò khá quan trọng. Theo danh y Trương Cảnh Nhạc, sinh hoạt tình dục trong điều kiện thuận lợi thì "vu kỳ đắc tử, phi duy thiểu tật, nhi tất thư thông tuệ hiền minh, thai nguyên bẩm phú, thực cơ vu thử", ý muốn nói : nếu chọn được thời điểm thụ thai tốt thì đứa trẻ sinh ra không những ít bệnh tật mà còn thông minh, nhanh nhẹn, sáng láng.

  Mặc dù còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ, nhưng căn cứ vào kết quả nghiên cứu đã thu lượm được không ít chuyên gia cho rằng tháng 4 hàng năm là thời gian thụ thai tốt nhất, bởi lẽ :

- Tháng 4, tiết trời giữa xuân tràn đầy sức sống, hoạt lực của tinh trùng và trứng cũng sung mãn. Mặt trời chiếu chếch nên ảnh hưởng của bức xạ ion đối với trái đất cũng giảm thiểu rất có lợi cho việc bảo vệ hoạt tính lý tưởng của tinh trùng và trứng cũng như sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

- Sau khi thụ thai 3 - 4 tháng, thời kỳ đại não và hệ thống thần kinh trung ương hình thành, lúc này là mùa thu, điều kiện rau cỏ, hoa trái rất phong phú và sung túc, thuận lợi cho việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cả người mẹ và thai nhi.

- Tháng 4 thụ thai thì trong giai đoạn đầu và giữa của thai kỳ, sản phụ tránh được khá nhiều các bệnh lý truyền nhiễm của mùa đông xuân nên cũng hạn chế được tối đa những dị tật rủi ro cho thai nhi.

- Tài liệu thống kê cho cho thấy, trên thế giới có rất nhiều nhà khoa học lỗi lạc và các danh nhân sinh ra vào thời điểm "thu mạt đông sơ" (cuối thu đầu đông), có nghĩa là được thụ thai vào mùa xuân.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, giữa tỷ lệ thụ thai và nhiệt độ không khí có một mối quan hệ nhất định. Khu vực ôn đới, nhiệt độ bình quân trong tháng trên 16oC tỷ lệ thụ thai cao, dưới 11oC tỷ lệ thụ thai thấp; khu vực á nhiệt đới,  trên 13,6oC tỷ lệ thụ thai cao, trên 23oC tỷ lệ thụ thai thấp; khu vực nhiệt đới, khi nhiệt độ bình quân trong tháng là 20oC tỷ lệ thụ thai cao, trên 28oC tỷ lệ thụ thai thấp. Mùa xuân, nhiệt độ thường từ 10 - 22oC nên là thời kỳ tỷ lệ thụ thai tương đối cao.

Những kiêng kỵ cần biết

Theo tư tưởng "thiên nhân hợp nhất", "thiên nhân tương ứng", các sách cổ như Ngọc phòng bí điển, Động huyền tử... khi bàn đến thuật phòng trung đều cho rằng : mùa xuân quay về hướng đông, xuân thuộc mộc và đông cũng thuộc mộc nên việc sinh hoạt tình dục là rất có ích, đặc biệt là vào các năm Giáp, Ất (Giáp, Ất đều thuộc mộc). Tuy nhiên, phép dưỡng sinh tình dục mùa xuân cũng cần phải chú ý một số vấn đề như sau:

 Không nên động phòng khi đã uống quá nhiều rượu.

- Cần hết sức chú ý yếu tố tâm lý, tinh thần trong sinh hoạt tình dục, bởi lẽ mùa xuân phải luôn luôn nghĩ đến chữ "sinh", "sinh để cho chí sinh", "chí sinh" nghĩa là làm cho ý chí của mình phát sinh, đừng để cho tâm trạng bị uất ức, phải khoan dung, khoáng đạt, lạc quan vui vẻ, khiến cho tình ý được cởi mở, phải "giới nộ", nghĩa là biết kiềm chế, chớ nổi giận. Mùa xuân ứng với can mộc, uất ức và giận dữ rất dễ làm thương tổn tạng can, can tổn thương sẽ làm phát sinh nhiều bệnh lý tình dục như di tinh, huyết tinh, xuất tinh sớm...

- Không nên sinh hoạt tình dục trong những ngày lạnh lẽo hoặc trong điều kiện quá lạnh vì có thể mắc chứng liệt dương ở nam và lãnh cảm ở nữ.

- Không nên "động phòng" khi đã uống quá nhiều rượu và ăn quá nhiều đồ ăn ngọt béo vì rượu là thứ đại nhiệt có thể gây rối loạn tình dục và chất lượng tinh trùng ; thức ăn ngọt béo dễ sinh nhiệt, sinh đàm, "đàm có thể sinh ra trăm bệnh trên đời".

- Theo cổ nhân, giai đoạn cuối xuân đầu hạ, vào những ngày bắt đầu có mưa rào sấm chớp thì không nên sinh hoạt tình dục và càng không nên thụ thai vì động phòng lúc này dễ làm cho huyết mạch bị rối loạn và nếu thụ thai thì đứa trẻ sinh ra thường ốm yếu, dễ mắc các chứng điên cuồng, thủy thũng...

- Cuối cùng, mặc dù mùa xuân là mùa "liều lượng" phòng trung có thể tăng lên nhưng cũng không vì thế mà lạm dụng, phóng túng vô độ, bởi lẽ mọi sự "thái quá" đều có thể phát sinh "bất cập".
 
 
Theo  ThS. Hoàng Khánh Toàn
SKDS

Chớ dại ăn kiêng vào mùa xuân!

Các nhà nghiên cứu khuyến cáo mọi người không nên cố gắng giảm cân vào mùa xuân (3 tháng đầu năm). Vì...
Ăn kiêng đầu năm sẽ ảnh hưởng không tốt tới tinh thần cũng như sức khỏe của bạn. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, đem lại cảm giác ngon miệng sẽ giúp cơ thể chống lại bệnh cúm. Ngoài ra, những người tuân thủ chế độ ăn kiêng ít calo sẽ mất nhiều thời gian bình phục hơn khi mắc các bệnh lây nhiễm do virus gây ra.
 

 
Tiến sĩ Elizabeth Gardner - Đại học bang Michigan Mỹ, người trực tiếp tiến hành nghiên cứu này cho biết: “Chúng tôi đã tìm ra rằng, những bữa ăn đủ chất sẽ cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể, giúp bạn hồi phục nhanh hơn và giảm mức độ nghiêm trọng của những bệnh do virus gây ra. Những người trưởng thành có thể giới hạn lượng calo và chất trong các bữa ăn để giảm cân. Tuy nhiên, 3 tháng đầu năm là thời điểm bùng phát của dịch cúm, họ nên thay đổi khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng hơn bình thường để chống lại bệnh.”

Bà cũng nhấn mạnh rằng: việc cắt giảm thức ăn trong bữa ăn đồng nghĩa với giảm chức năng miễn dịch của cơ thể, giảm sự sản sinh ra các chất “chống virus” tự nhiên của cơ thể.

Nghiên cứu của tiến sĩ Elizabeth được tiến hành như sau: Đối tượng nghiên cứu là những con chuột bạch đã nhiễm cúm. Người ta chia chúng thành 2 nhóm. Nhóm 1 được ăn đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất bổ dưỡng cho cơ thể, nhưng bị cắt giảm tới 60% lượng calo trong bữa ăn. Nhóm 2 chỉ được cho ăn những thức ăn thông thường.

Kết quả là, số lượng con chết trong nhóm 1 (nhóm bị giới hạn lượng calo nạp vào cơ thể) nhiều hơn hẳn so với nhóm 2. Nghiên cứu trên đã chỉ ra rằng, cắt giảm lượng calo nạp vào cơ thể, đặc biệt là trong những tháng đầu năm, sẽ khiến cơ thể không thể kiểm soát được các virus gây bệnh truyền nhiễm, hậu quả là bệnh càng nghiêm trọng hơn, thời gian hồi phục lâu hơn bình thường.
 
Hà Linh
Tổng hợp từ DM

Mùa đông xuân, cảnh giác với bệnh quai bị

Bệnh quai bị thường phát vào mùa đông xuân, trong các tập thể như trường học, nhà trẻ... Bệnh có thể gây biến chứng viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm tụy, viêm màng não...

Quai bị là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do Paramyxovirus gây nên, làm viêm tuyến nước bọt mang tai. Bệnh quai bị lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc với các giọt nước bọt, hoặc các giọt chất tiết mũi họng của người bệnh văng ra khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi. Bệnh nhân quai bị có khả năng lây truyền virut 3 ngày trước khi có biểu hiện lâm sàng (trước khi sưng tuyến nước bọt) cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh. Thời gian ủ bệnh là 12 - 25 ngày. Tất cả mọi người chưa từng bị quai bị lúc còn nhỏ hoặc chưa được tiêm phòng vaccin ngừa quai bị đều có khả năng bị nhiễm bệnh, tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn nữ. Đối tượng dễ nhiễm bệnh là trẻ em trong lứa tuổi đi học và tuổi vị thành niên. Nhưng ít gặp quai bị ở trẻ dưới 2 tuổi, độ tuổi từ 10-19 mắc nhiều nhất. Quai bị gây miễn dịch bền vững nên ít khi bị quai bị lần 2.

Sau khi nhiễm virut quai bị khoảng 12-25 ngày, bệnh nhân có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, có khi rét, đau họng và đau góc hàm. Sau đó, tuyến nước bọt mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng 1 tuần. Có thể sưng một hoặc hai bên, nếu sưng cả hai bên thì thường không sưng cùng lúc, hay gặp tuyến thứ hai  bắt đầu sưng khi tuyến thứ nhất đã giảm sưng. Có thể sưng tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi. Bệnh nhân thấy đau ở vùng tuyến bị sưng nhưng da trên vùng sưng không nóng và không đỏ. Nhìn vào trong miệng thấy lỗ ống Stenon ở má bên sưng đỏ, có khi có giả mạc. Bệnh nhân khó nói, khó nuốt, đôi khi phù thanh môn gây khó thở. Thời gian bệnh tiến triển và tự khỏi trong vòng 10 ngày nếu không xảy ra biến chứng. Trên thực tế có khoảng 25% người bị nhiễm virus quai bị nhưng không có triệu chứng bệnh, họ là những nguồn bệnh lây truyền cho người khác mà chúng ta lại không biết để phòng tránh.

Phòng bệnh quai bị

    Bệnh quai bị cần phân biệt với một số bệnh sau: sỏi tuyến nước bọt mang tai; viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn sinh mủ như tụ cầu vàng, do các virut khác như Coxackie, Influenza...; viêm tinh hoàn còn có thể do lao, leptospirose, lậu cầu...

      Phòng bệnh quai bị chủ yếu là dùng vaccin, thường kết hợp với phòng sởi và rubeon  trong vaccin Trimovax, MMR. Không được dùng vaccin này cho các đối tượng:  phụ nữ có thai, người bị tổn thương miễn dịch như đang dùng thuốc gây giảm miễn dịch corticoid, thuốc điều trị ung thư, điều trị với tia phóng xạ. Phòng bệnh thụ động dùng  globulin miễn dịch cho người tiếp xúc với virut quai bị.

Bệnh gây biến chứng gì?

Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em. Có thể xảy ra các biến chứng như sau:

- Viêm tinh hoàn : khoảng 20-35% bệnh nhân nam sau tuổi dậy thì bị viêm tinh hoàn. Biến chứng này xảy ra trước, trong hoặc sau khi viêm tuyến nước bọt. Biểu hiện: tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù như một sợi dây thừng. Bệnh nhân bị viêm đau, sốt kéo dài 3-7 ngày, tinh hoàn bị teo dần và có thể dẫn đến vô sinh nhưng ít gặp.

- Viêm buồng trứng: tỷ lệ biến chứng là gần 7% bệnh nhân  nữ sau tuổi dậy thì, nhưng  ít khi dẫn đến vô sinh. Đau vùng bụng dưới, buồng trứng to là các dấu hiệu gợi ý viêm buồng trứng nhưng chẩn đoán khá khó khăn.

- Viêm tụy: biến chứng này chiếm khoảng từ 3%-7%, là một biểu hiện nặng của quai bị. Bệnh nhân có triệu chứng: đau bụng phần trên rốn, buồn nôn hoặc nôn, có khi tụt huyết áp. Quai bị là nguyên nhân hàng đầu gây viêm tuỵ ở trẻ em.

- Viêm màng não: bệnh nhân quai bị có biểu hiện cổ cứng, đau đầu, ngủ lịm, sốt cao là gợi ý nghĩ đến viêm màng não. Tuy nhiên chỉ có gần 0,5% bệnh nhân có biến chứng này.

- Một số biến chứng khác có thể gặp là : viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm thần kinh thị giác gây giảm thị lực tạm thời từ 10-20 ngày, viêm tủy sống cắt ngang; viêm đa rễ thần kinh, viêm phế quản, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu. Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu mắc quai bị có thể gây sảy thai hoặc sinh con dị dạng; mắc bệnh trong 3 tháng cuối của thai kỳ dễ sinh non hoặc thai chết lưu.

Điều trị và phòng bệnh

 Bệnh nhân phải được cách ly 2 tuần kể từ lúc phát hiện bệnh, cho đến khi tuyến nước bọt hết sưng. Giai đoạn sốt, bệnh nhân cần nghỉ ngơi hoàn toàn tại giường; giữ vệ sinh răng miệng, ăn những thức ăn mềm lỏng dễ nuốt, giảm đau bằng cách đắp ấm vùng sưng, dùng thuốc giảm đau hạ sốt.

 Nếu viêm màng não vô khuẩn chủ yếu điều trị triệu chứng. Trường hợp viêm não phải chú ý chống phù não, giữ thông suốt đường thở, bảo đảm hô hấp và tuần hoàn.

 Viêm tinh hoàn: nâng cao bìu bằng khăn mềm, chườm lạnh bằng nước đá. Dùng thuốc giảm đau, chống viêm bằng corticoid đúng liều, giảm dần trong 7-10 ngày.

 Viêm tuỵ cần điều trị triệu chứng và bôi phụ dịch khi cần thiết.

Theo BS. Trần Thanh Tâm
SK&ĐS

Bệnh thường gặp trong mùa đông - xuân

Tiết trời lạnh, khí hậu lúc khô hanh, lúc lại ẩm ướt, kèm theo các cơn mưa phùn rả rích khiến rất nhiều bệnh tật phát tác mạnh.

Bệnh hô hấp

Mùa đông - xuân là mùa mà các bệnh phổi - phế quản phát triển mạnh với sự hậu thuẫn của độ ẩm cao, khí áp thấp, nhiệt độ thấp, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, các vi sinh vật phát triển thuận lợi... Các bệnh phổi - phế quản dễ phát triển trong mùa này là:

 Đông - xuân là mùa các bệnh phổi phát triển mạnh. Ảnh minh họa

Hen phế quản: phế quản của người bị hen rất nhạy cảm với mọi kích thích gây bệnh. Kích thích đó có thể là các dị nguyên từ bên ngoài như: phấn hoa, hóa chất, bụi sinh vật, nấm, mốc, vi khuẩn, bụi vô cơ... hay có nguồn gốc nội tại trong cơ thể người bệnh: các nội tiết tố, những thay đổi của môi trường bên trong cơ thể... Phòng tránh bệnh chủ yếu là phải loại trừ được các yếu tố gây bệnh như: tránh lạnh, tránh bụi bặm, ký sinh vật, nấm mốc, phấn hoa... Điều trị bệnh phải nhanh, có hiệu quả, cắt được cơn hen trong thời gian ngắn nhất, không để cơn hen phát triển thành ác tính.

Viêm khí - phế quản cấp: các tác nhân gây viêm khí - phế quản cấp mùa đông - xuân thường là virus cúm, virus influenza A và B, các virus parainfluenza, virus hợp bào hô hấp, virus đường mũi và các loại khác. Phòng bệnh bằng cách giữ ấm, không để bị lạnh, có thể dùng kháng sinh chống bội nhiễm.

Viêm phổi: yếu tố gây bệnh là S.pneumoniae, mycoplasma pneumoniae, các virus hô hấp, chlamydia pneumoniae, H. influenza, trực khuẩn Gram (-) ái khí, tụ cầu vàng và các loại khác. Bệnh viêm phổi rất nguy hiểm đối với người cao tuổi và trẻ nhỏ vì sức đề kháng cũng như khả năng chịu lạnh kém. Việc phòng viêm phổi vì thế rất quan trọng. Ngoài giữ ấm, tránh lạnh, tránh ẩm, tránh gió lùa... nếu thấy có các triệu chứng như: ho nhiều, sốt cao kéo dài, khó thở... bệnh nhân cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Đợt cấp của tâm phế mạn: tâm phế mạn là bệnh tim do bệnh phổi mạn tính gây ra. Bệnh thường đột ngột trở nặng trong mùa lạnh. Tuy là bệnh tim nhưng do nguyên nhân phổi nên muốn khỏi bệnh cần điều trị chủ yếu về phổi, điều trị nhiễm khuẩn phổi. Bệnh tâm phế mạn sau vài đợt cấp sẽ đi đến tử vong, do vậy, việc phòng chống không để xảy ra đợt cấp của tâm phế mạn mùa lạnh là vấn đề sống còn đối với người bệnh.

Ho ra máu: ho ra máu chịu ảnh hưởng rất nhiều của yếu tố thời tiết. Trong 3 yếu tố: độ ẩm, khí áp, nhiệt độ thì sự thay đổi về nhiệt độ và khí áp ảnh hưởng đến ho ra máu rõ rệt nhất. Phòng chống bệnh này chỉ có cách duy nhất là giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng mũi, họng.

Các bệnh về khớp

Bệnh viêm khớp: do thời tiết lạnh, ẩm nên các bệnh xương khớp có dịp hoành hành. Viêm khớp dạng thấp, thấp tim và gút là 3 bệnh dễ lên những đợt cấp tính nhất trong mùa đông. Viêm khớp dạng thấp là bệnh khớp mãn tính kéo dài trong nhiều năm và có thể gây những di chứng nặng nề như: dính, biến dạng khớp. Triệu chứng của bệnh là viêm nhiều khớp (viêm cổ tay, bàn tay, đốt tay, khớp chân...) và diễn biến kéo dài. Người bệnh cũng có thể bị cứng khớp vào buổi sáng, gây khó cử động các khớp và kéo dài hàng giờ. Nếu thấy có các triệu chứng kể trên, bạn cần đi khám và điều trị ngay. Nếu để kéo dài sẽ xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động của khớp.

Bệnh gút: gút là bệnh chủ yếu ở nam giới trên 30 tuổi, sống tại thành thị. Tuy bệnh gút là do ăn uống thừa chất, nhưng tiết trời lạnh, ẩm sẽ làm các khớp đau nhức hơn.

Đối với các bệnh viêm khớp, khi trời lạnh, điều cần làm đầu tiên chính là giữ ấm cơ thể, đặc biệt là chân tay. Hạn chế ra ngoài khi trời quá lạnh, mưa phùn. Những người bị bệnh gút cần phải kiêng hoàn toàn rượu, bia và hạn chế các món ăn giàu đạm, giàu chất béo.

Bệnh da

Trời lạnh cũng là điều kiện thuận lợi cho các bệnh ngoài da, đặc biệt là các bệnh như: mề đay, chàm, nứt gót chân... phát triển. Mề đay thường phát triển nhiều hơn khi từ môi trường có gió lạnh vào trong phòng ấm áp hơn. Một số người còn kèm theo triệu chứng nhức đầu, hạ huyết áp, tím tái, phù thanh quản... Để tránh tình trạng trên, những người có cơ địa dị ứng và hay nổi mề đay nên tránh ra ngoài lúc trời lạnh và nên mặc quần áo ấm. Nên uống các thuốc kháng histamin khi mới chớm có dấu hiệu mề đay để giảm và cắt cơn ngứa, vì khi mề đay đã nổi thì các thuốc kháng histamin không có tác dụng.

Chàm khô, hay còn gọi là bệnh ngứa do lạnh, là hậu quả của trời lạnh và độ ẩm ở trong phòng gia tăng khiến da bị giảm tiết mồ hôi và chất bã. Chất sừng của da bị mất nước khiến da trở nên khô hơn, đóng ít vảy. Da bị nứt kèm theo triệu chứng ngứa từ lâm râm đến dữ dội, làm cho da bị trầy xước, thậm chí còn gây ra những chấm xuất huyết dưới da. Những người bị chàm khô nên uống nhiều nước, tránh tắm nước nóng, dùng loại sữa tắm có chất làm ẩm da và không có chất làm thơm. Bôi kem làm ẩm da ngay sau khi tắm và nếu nặng thì uống thuốc chống dị ứng hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ.

Theo BS. NGUYỄN NGHIÊM
SK&ĐS

Phòng các bệnh thường gặp vào mùa xuân

Dân công sở do thường xuyên phải làm việc trong phòng kín nên thường có triệu chứng mắc bệnh theo mùa. Mùa xuân đã đến, dân công sở hãy chú ý phòng chống một số bệnh thường gặp sau.

1. Hen suyễn

Mùa xuân là thời kỳ cao phát của bệnh hen suyễn. Những người có thể chất hay bị dị ứng, sau khi tiếp xúc với một số chất như phấn hoa thực vật hay bụi cát thì sẽ gây ra bệnh này.

Triệu chứng chủ yếu: Ho, ho ra đờm, tức ngực, hơi thở đứt đoạn, khó thở, ngứa mũi, ngứa mắt, hốc mũi dị ứng...

Cách phòng chống: Nên hạn chế đến những nơi có phấn hoa, khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang. Nếu các triệu chứng trên có biểu hiện quá nặng thì nên lập tức đi khám bác sỹ.

2. Viêm phổi

Mùa xuân thời tiết chuyến biến nhanh, nhiệt độ ngày - đêm chênh lệch, biên độ thay đổi của khí áp, độ ẩm lớn, là mùa dễ bộc phát bệnh viêm phổi. Chủ yếu là dưới ảnh hưởng của khí hậu, chức năng miễn dịch của cơ thể thấp, sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh cũng thấp nên dễ mắc cảm lạnh và bị lạnh, vi khuẩn, vi rút sẽ nhân cơ hội này xâm nhập vào đường hô hấp từ đó gây ra chứng viêm phổi.

Triệu chứng chủ yếu: Ho, ho ra đờm, phát sốt, đau ngực, hô hấp khó khăn vân vân.

Cách phòng chống: Tăng cường thể chất bằng cách kiên trì luyện tập thể thao, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể là cách hữu hiệu để phòng chống viêm phổi.

Người có thể chất hay bị dị ứng không nên đến những nơi có nhiều phấn hoa.

3. Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là là bệnh biến ứng của niêm mạc xoang mũi, tỉ lệ phát bệnh của loại bệnh này tuỳ theo mùa, mùa xuân bộc phát nhiều nhất. Do mùa xuân thời tiết khô lại là mùa “trăm hoa đua nở”, phấn hoa phát tán khắp nơi, người bị bệnh viêm mũi dị ứng, nếu ngửi thấy phấn hoa hoặc bụi phấn thì sẽ gây ra dị ứng.

Triệu chứng chủ yếu: Khi phát bệnh, mũi ngứa, hát xì hơi liên tục, chảy nhiều nước mũi, có lúc bị chứng mắt kết mạc, phần quai hàm trên thậm chí đường lỗ nhĩ bị ngứa ngáy rất khó chịu.

Cách phòng chống: Hạn chế đến những nơi trồng hoa hoặc những nơi có nhiều phấn hoa, bụi bặm.

Theo Dân trí

6 điều cần làm để giữ sức khỏe khi thời tiết chuyển lạnh

Thời tiết chuyển lạnh cũng là lúc các mầm bệnh có khả năng phát triển mạnh hơn. Để luôn khỏe mạnh trong thời gian này, bạn cần lưu ý những điều sau đây.
1. Rửa mặt bằng nước ấm

Rửa mặt với nước lạnh là tốt nhất vì nó sẽ giúp thu nhỏ lỗ chân lông trên da bạn và giúp bảo vệ da tốt hơn so với nước ấm hoặc nước nóng. Tuy nhiên, bạn sẽ không muốn rửa mặt bằng nước lạnh khi thời tiết đã bắt đầu chuyển sang lạnh, vậy nên, thời gian này bạn nên rửa mặt bằng nước ấm là tốt nhất. Nếu rửa mắt với nước quá nóng có thể khiến da bạn bị khô, mất nước và dễ bị mẩn ngứa, viêm da.

6 điều cần làm để giữ sức khỏe khi thời tiết chuyển lạnh 1
Ảnh minh họa

2. Ăn đồ ăn nóng hoặc ấm

Khi thời tiết chuyển lạnh hơn là lúc bạn nên chuyển sang ăn nhiều đồ nóng, ấm, hạn chế ăn đồ lạnh. Ăn thức ăn lạnh mùa này thường gây khó tiêu và dễ gây viêm họng hơn so với trời mùa hè. Để tăng tính ấm cho thức ăn, bạn cũng có thể nêm những loại gia vị có tính ấm như hành, tỏi, gừng, quế... Những loại gia vị này có tác dụng làm ấm cơ thể, kích thích tiêu hóa.

Một điều cần chú ý khi bổ sung các loại gia vị này là, khi trời sang thu, chưa thực sự lạnh như mùa đông thì bạn chỉ nên bổ sung đồ cay, nóng ở mức vừa phải chứ không nên ăn nhiều như khi sang mùa đông.

6 điều cần làm để giữ sức khỏe khi thời tiết chuyển lạnh 2

Ảnh minh họa

3. Uống nhiều nước để tránh sốt virus

Giao mùa, đặc biệt là từ mùa thu sang đông cũng là lúc các đợt dịch sốt phát triển mạnh và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt. Thông thường, các loại sốt đều được điều trị bằng thuốc hạ sốt và sau nhiều ngày mới khỏi. Vì vậy, phòng bệnh là cách tốt nhất bạn nên làm. Để phòng bệnh do các loại virus gây ra trong thời tiết lạnh, bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả.

Các loại hoa quả thường giàu vitamin C nên sẽ tăng cường sức đề kháng, giúp bạn phòng bệnh hiệu quả. Uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể không bị mất nước, tăng cường hoạt động của các cơ quan trong cơ thể và phòng tránh bệnh do virus gây ra.

6 điều cần làm để giữ sức khỏe khi thời tiết chuyển lạnh 3
Ảnh minh họa

4. Không dụi mắt để tránh đau mắt đỏ

Thời tiết ẩm ướt khi giao mùa chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển mạnh và gây bệnh. Nếu bạn có thói quen dụi mắt, bạn sẽ càng tăng nguy cơ bị đau mắt đỏ vì vi khuẩn sẽ xâm nhập vào mắt rất nhanh chóng. Bệnh đau mắt đỏ thường xảy ra theo mùa, bùng phát rất nhanh trong môi trường thuận lợi và dễ dàng lây lan thành dịch.

Thường xuyên dụi mắt sẽ làm tổn thương giác mạc, tăng nguy cơ bị bệnh đau mắt đỏ. Để phòng bệnh đau mắt đỏ, ngoài việc tránh dụi mắt, bạn cũng nên hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt và nên nhỏ thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

6 điều cần làm để giữ sức khỏe khi thời tiết chuyển lạnh 4
Ảnh minh họa

5. Súc miệng nước muối tránh bệnh hô hấp


Vì thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh dễ gây ra các bệnh hô hấp như viêm xoang, viêm họng, ho, viêm phế quản... nên việc cần làm nhất là phòng bệnh. Ngoài việc mặc đủ ấm, tránh ngủ nơi gió lùa... bạn nên tạo cho mình thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý... để làm sạch đường hô hấp, ngăn ngừa vi khuẩn, virus trú ngụ và gây bệnh.

6 điều cần làm để giữ sức khỏe khi thời tiết chuyển lạnh 5
Ảnh minnh họa

6. Tập thể dục phòng ngừa đau nhức khớp

Rất nhiều người thường bị đau nhức xương, khớp khi giao mùa. Đó được coi là một phản ứng tự nhiên của cơ thể với sự thay đổi thời tiết. Để tránh tình trạng này, bạn nên thường xuyên cho xương khớp quen với việc vận động, thể dục để tăng sức khỏe cho hệ xương khớp.

Ngoài ra, bạn cũng nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể để tăng sức đề kháng cho cơ thể, tránh bệnh tật trong khi giao mùa.



7 loại rau tăng cường hệ miễn dịch khi trời lạnh
6 điều cần làm để giữ sức khỏe khi thời tiết chuyển lạnh 6

Những điều cần thay đổi khi tập thể dục trong mùa thu đông

Thời tiết thường chuyển sang se lạnh vào mùa thu và lạnh hơn nhiều trong mùa đông, đặc biệt là buổi sáng. Vì vậy, thói quen thể dục của bạn cũng cần thay đổi theo.
1. Thể dục buổi sáng muộn hơn

Trong thời tiết chuyển sang thu và đông, thời tiết buổi sáng thường lạnh hơn so với mùa hè, buổi sáng sớm có thể có sương. Hơn nữa, vào buổi sáng sớm, cây cối chưa quang hợp nên lượng khí carbon do cây thải ra vẫn còn nhiều trong không khí. vào mùa thu, đông, trời sáng muộn nên cây cối cũng quang hợp muộn. 

Vì vậy, nếu bạn đi thể dục buổi sáng sớm sẽ càng có hại sức khỏe. Hãy chờ cho trời sáng hẳn, lượng oxy trong không khí nhiều hơn carbon thì sẽ tốt cho sức khỏe hơn.

2. Khởi động lâu hơn

Cho dù bạn thể dục ở bất kì thời tiết nào thì cũng cần khởi động cơ thể trước tiên. Nhưng khi trời se lạnh, bạn nên làm việc này lâu hơn một chút vì cơ thể bạn ì hơn so với thời tiết nắng nóng.

Việc khởi động trước khi thể dục sẽ giúp tiết ra chất nhầy ở khớp nên có tác dụng giảm chấn thương. Nếu tập thể dục trong thời tiết lạnh, hãy kéo dài thời gian tập hơn một chút và tăng cường độ tập một cách chậm hơn so với tập mùa hè.

Đặc biệt, trong thời tiết lạnh, bạn không nên đi chân đất để thể dục vì nếu để chân bị lạnh sẽ khiến cho cơ thể dễ bị mắc bệnh lạnh tay chân, viêm khớp và dẫn đến nhiều bệnh khác. 

Những điều cần thay đổi khi tập thể dục trong mùa thu đông 1
Thời tiết thường chuyển sang se lạnh vào mùa thu và lạnh hơn nhiều trong mùa đông, đặc biệt là buổi sáng nên  thói quen thể dục của bạn cũng cần thay đổi theo. Ảnh minh họa

3. Chú ý các bài tập thở

Không khí lạnh là một trong những nguyên nhân khiến bạn dễ bị viêm họng và các bệnh về hô hấp. Vì vậy, trong lúc tập luyện, nếu không chú ý, bạn sẽ dễ dàng mắc các bệnh này.

Bạn hãy học cách thở bằng bụng (hít thật sâu để không khí vào đầy bụng qua đường mũi rồi sau đó thở ra). Trong khí tập, bạn nên tránh há  miệng để không khí không lọt vào bụng qua khí quản, nhờ đó có thể tránh được nguy cơ viêm họng và các bệnh hô hấp khác.

4. Chú ý về trang phục

Khi thời tiết thay đổi cũng là lúc bạn cần thay đổi trong trang phục mặc khi thể dục. Nếu bạn mặc ít quần áo như khi thể dục trong mùa hè thì bạn sẽ rất dễ bị cảm lạnh do cơ thể chưa được làm ấm lên nhanh chóng. Bạn  cũng không nên mặc áo dày vì trong quá trình thể dục, cơ thể bạn sẽ ấm dần lên, nếu mặc áo quá dày sẽ rất nóng. Thay vào đó, bạn nên mặc nhiều lớp, trong quá trình luyện tập nếu cảm thấy nóng quá, bạn có thể cởi bỏ bớt ra. 

5. Nên tập ở nơi thoáng khí, ít người

Bình thường mỗi người thải ra 20 lit carbon dioxide mỗi giờ, vì vậy, nếu tập thể dục trong phòng tập đóng kín, có nhiều người tập thể dục cùng lúc thì lượng carbon dioxide trong không khí sẽ tăng lên nhanh chóng khiến cho không khí trong phòng tập bị ô nhiễm, dễ dàng dẫn đến tình trạng chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn. Kết quả là hoạt động thể dục của bạn không đạt hiệu quả tốt. 

Vì thế, bạn nên tránh tập thể dục trong phòng quá nhiều người. Tốt nhất, hãy chọn nơi tập ở ngoài trời, nơi có nắng và có mái che là thích hợp nhất để tập thể dục trong mùa đông. 



4 bài tập cho vòng eo vừa thon vừa chắc
Những điều cần thay đổi khi tập thể dục trong mùa thu đông 2

Bệnh nấm da và biện pháp phòng trị hiệu quả

Bệnh nấm da là do các loại nấm kí sinh trên da gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng và sẽ sinh sôi nhanh nhất trong điều kiện môi trường ẩm ướt hoặc vùng cơ thể ra nhiều mồ hôi.
Từ đầu năm đến giờ, đây là lần thứ 4 chị Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) phải đến viện khám vì bị nấm ngứa. Bình thường, chị vốn rất "lành da" và rất ít khi bị viêm hay nổi mụn trên da. Thế nhưng cứ hễ trời mưa to, phải lội bì bõm trong các tuyến phố mỗi khi đi làm là chị lại bị ngứa, trên da chân xuất hiện các vết hình tròn hoặc bầu dục, kích thước từ nhỏ li ti đến vài centimet. 
 
Những ngày đầu mới bị, vì nghĩ rằng bị ngứa thông thường nên chị nghĩ cứ uống hoặc bôi thuốc trị ngứa là khỏi. Sẵn có tuýp thuốc ngứa ở nhà, chị bôi liền 2-3 hôm thì thấy bệnh đỡ và khoảng 1 tuần sau thì khỏi. Nhưng là sau đó cứ mỗi khi trời mưa, dù không phải lội nước chị Hoa vẫn bị ngứa. Mỗi lần ngứa chị lại dùng loại thuốc trước đó để bôi nhưng thời gian khỏi bệnh thì lần sau lại lâu hơn những lần trước. 
 
Bệnh nấm da và biện pháp phòng trị hiệu quả 1
Điều kiện môi trường ẩm ướt khiến bệnh nấm da phát triển mạnh.
 
Đến lần này, khi thấy vết ngứa ngày càng lan rộng, sưng đỏ và ngứa hơn, chị quyết định đi khám thì mới biết mình bị nấm kẽ và phải dùng thuốc đặc trị chứ không phải chỉ cần dùng thuốc trị ngứa đơn thuần là được. Loại thuốc chị dùng chỉ có tác dụng trị bệnh ngứa da thông thường chứ không thể chữa triệt để bệnh do vi nấm gây ra. Đó chính là lý do tại sao chị thường xuyên bị tái phát bệnh và lần sau lâu khỏi hơn lần trước. 
 
Chị Hoàng Thu (Ba Đình, Hà Nội) lại gặp rắc rối khác về da. Từ cuối năm ngoái, chị Thu thấy trên da tay xuất hiện một vài mảng da bị chuyển sang sẫm màu hơn so với các vùng da khác. Mặc dù hơi mất thẩm mỹ một chút nhưng nghĩ tay áo có thể che đi nên chị cũng không để ý đến nữa. Thế nhưng sau đó, chị thấy cơ thể mình cũng có nhiều thay đổi. Không cần biết là mùa nào trong năm, cứ mỗi khi chị ra nhiều mồ hôi hoặc người ẩm ướt là chị lại bị ngứa râm ran ở vùng da đổi màu. Thậm chí vào mùa hè, khi ra nắng chị càng ngứa hơn. Cảm giác như bị kim chích gây ngứa khiến chị vô cùng khó chịu.
 
Cho tới khi đi khám chị mới biết mình bị lang ben - một bệnh ngoài da do nấm pityrosporum gây nên.
 
Nấm da - bệnh dễ lây lan và khó điều trị
 
Bệnh nấm da và biện pháp phòng trị hiệu quả 2
 
Bệnh nấm da có nguyên nhân chính là do nấm kí sinh ở các tế bào thượng bì chết gây ra. Thông thường, trong 1 tháng, các tế bào da trên cùng sẽ chết đi và bong ra, lớp tế bào da phía dưới sẽ được đẩy lên. Nếu các vi khuẩn và nấm kí sinh ở lớp tế bào da trên cùng không bị loại bỏ đi thì nó sẽ bám lại và gây viêm da. Các bệnh viêm da có thể lây truyền theo các con đường bao gồm: Từ người sang người hoặc từ động vật sang người nếu tiếp xúc trực tiếp, từ đồ vật sang người... hoặc gián tiếp qua việc dùng chung quần áo, khăn tắm...
 
Bệnh nấm da thường phát triển mạnh khi thời tiết ẩm ướt, chính vì vậy mà vùng da nào ẩm ướt, có nhiều mồ hôi như ở bẹn, bìu, kẽ các ngón chân, xung quanh thắt lưng, nếp dưới vú, nách, cổ... thì các tế bào nấm càng có cơ hội sinh sôi mạnh. Ngoài ra, bệnh còn có thể phát triển ở đùi, mông, đầu, cơ quan sinh dục... Chính vì vậy, bệnh có thể gặp ở bất kì đối tượng nào, trong đó trẻ em thường chưa biết cách tự chăm sóc, giữ gìn vệ sinh cho mình nên có nguy cơ bị nấm da cao hơn người lớn.
 
Bệnh nấm da hiếm khi lan xuống dưới bề mặt da gây nguy hiểm nhưng nó lại khó trị dứt điểm và rất hay tái phát. Đặc biệt, những người bị suy giảm miễn dịch (như người bị HIV/AIDS) nếu bị nấm da sẽ rất khó chữa trị.
 
Một số bệnh nấm da thường gặp:
 
- Nấm thân: Dấu hiệu đầu tiên là ngứa vùng bị bệnh, sau đó thấy một vệt màu hơi đỏ, có viền, bờ rõ rệt, trên viền đó có các mụn nước lấm tấm. Hắc lào chính là một dạng nấm thân điển hình nhất.
 
- Nấm kẽ: Loại nấm da này do vi nấm epidermophyton, nấm trichophyton hay còn do nấm candida albicans gây nên. Bệnh thường gặp ở những người do nghề nghiệp phải ngâm chân trong nước nhiều giờ, liên tục nhiều ngày như nông dân, người làm vệ sinh cống rãnh, vận động viên bơi lội...
 
- Nấm móng: Nấm móng thường do trichophyton gây nên và có đặc điểm nổi bật nhất ở hai bên cạnh của móng tay, móng chân. Khi bị bệnh, móng tay, móng chân mất màu bóng, bị đẩy nhô lên hoặc khuyết vào, trên mặt móng lỗ chỗ hoặc thành rãnh. Dưới rãnh có chất bột vụn. 
 
- Nấm da đầu: Bệnh này do nấm malassezia ( pityrosporum) gây nên. Biểu hiện của bệnh là da đầu có nhiều vết tròn nhỏ, kích thước bé khoảng từ 3-5mm, da đầu có vảy mỏng hay ngứa da vùng đầu.
 
- Lang ben: Lang ben do nấm pityrosporum gây nên. Bệnh lang ben thường có hai dạng: dạng màu trắng và dạng màu nâu. Bệnh gây ngứa, nhất là khi ra nắng hay ra nhiều mồ hôi. Lúc này bệnh nhân có cảm giác như bị kim chích nhẹ gây ngứa ngáy khó chịu.
 
Bệnh nấm da và biện pháp phòng trị hiệu quả 3
 
Phòng trị bệnh nấm da hiệu quả:
 
Để phòng trị bệnh nấm da có hiệu quả, bạn nên tuân theo những lưu ý sau đây:
 
- Mặc đồ thông thoáng, nhất là mùa hè. Người hoạt động thể lực nhiều thì càng chú ý hơn.
- Vệ sinh cơ thể: Tắm rửa, thay đồ hằng ngày.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn, quần áo…
- Quần áo phải phơi nắng cho khô. Trong lúc đang bị bệnh thì cần phải ủi nóng đồ trước khi mặc lại để diệt vi nấm dính trên quần áo.
- Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, mát mẽ không những phòng bệnh lang ben mà còn phòng một số bệnh da do nhiễm khác (ví dụ hắc lào, ghẻ, chốc, nhọt…). 
- Đôi khi bệnh tự lành sau những biện pháp trên.
 
Nếu bị bất kì dạng nấm da nào, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa (da liễu) để được chẩn đoán lâm sàng và làm các xét nghiệm cân thiết chứ không được tự ý dùng thuốc. Ngoài ra bạn có thể dùng các kem bôi hay dầu gội có chứa Ketoconazole 2%, hoặc uống thuốc có chất itraconazole… theo sự hướng dẫn của bác sĩ để trị bệnh.
 
Tham khảo tại: http://smapps.vn/microsites/nizoral/shampoo/index.html.

Bí quyết cực đơn giản nhưng giảm cân nhanh trong mùa hè

Giảm cân trong mùa hè cũng không phải là việc đơn giản, vì nếu giảm cân không đúng cách bạn sẽ trở nên mệt mỏi, suy nhược cơ thể và thậm chí dẫn đến kiệt sức...
Sau một mùa đông, bạn tăng cân trông thấy. Và điều này càng tăng áp lực giảm cân cho bạn trong mùa hè. Giảm cân một cách lành mạnh và duy trì được trọng lượng khỏe mạnh đó trong suốt mùa hè mới là điều quan trọng. Nhưng nó lại không phải là điều không dễ thực hiện đối với nhiều chị em.

Có nhiều người chọn giảm cân nhanh bằng cách "ép xác" như nhịn ăn, ăn kiêng khắc nghiệt, không ăn chất béo, ặc áo mưa giữa trời nắng, ép bụng... Nhưng tất cả các cách này đều không phải lựa chọn hay cho việc giảm cân hiệu quả.

Nếu bạn là người kiên nhẫn, hãy thử làm theo bí quyết của cô gái trẻ dưới đây để luôn khỏe mạnh và mảnh mai trong mùa hè. 




Giảm cân không phải là việc có thể thực hiện trong "một sớm một chiều". Vì vậy, nếu muốn giảm cân, bạn hãy tuân thủ các thói quen sau đây.
Bí quyết cực đơn giản nhưng giảm cân nhanh trong mùa hè 1

Phòng bệnh mùa hè cho trẻ

Sau những ngày bận rộn cho việc học tập, hè về, trẻ háo hức với hàng loạt dự định du lịch, về quê, học bơi, học võ, tham dự trại hè… Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm dễ bùng phát nhiều bệnh dịch khiến các mẹ luôn thấp thỏm lo sợ.
Chưa vui đã… sốt vó

Ấp ủ từ đầu năm, bé Bảo Anh háo hức chờ đợi chuyến “xuất ngoại”  đầu tiên của mình. Nhưng chỉ 3 ngày trước chuyến đi, bé bỗng sốt cao, mệt mỏi, khắp người nổi đầy mụn nước. Khi nghe bác sĩ chẩn đoán bé bị thủy đậu cần nghỉ ngơi dài ngày, mẹ Bảo Anh chỉ biết thở dài thương con và tự trách mình.

Sau khi con khỏi bệnh, với suy nghĩ thành phố bức bí và đầy “ổ bệnh”, chị gửi cháu về quê ngoại để vui hè. Vừa hơn tuần, chị lại nhận được điện thoại báo cháu bị tiêu chảy cấp phải nhập viện. Mua vé xe tức tốc về quê mà lòng như lửa đốt, chị cứ nghĩ con được vui chơi thỏa thích, hít thở không khí trong lành, nào ngờ….

Tại các bệnh viện nhi trong cả nước, mùa nắng nóng, số trẻ nhập viện tăng đột biến, đa phần là các bệnh nhiễm khuẩn, thường gọi chung là “bệnh theo mùa”. Cảnh tượng phụ huynh ôm con xếp hàng dài chờ khám hay trẻ nằm điều trị ngay hành lang không còn xa lạ, nhất là khi lượng bệnh nhi tăng từ 50% đến 300% vào ngày cao điểm.  
 
Phòng bệnh mùa hè cho trẻ 1
Bước phòng bệnh cơ bản nhất là rửa tay bằng nước rửa tay diệt khuẩn trước bữa ăn, sau khi đi vệ sinh hay chơi ngoài trời.

Để con vui hè trọn vẹn

BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, BV Nhi Đồng I cho biết: “Nắng nóng là môi trường thuận lợi của nhiều bệnh dịch, nhưng đa phần phụ huynh khá chủ quan trong khâu phòng bệnh. Các bệnh nhiễm khuẩn, virus ở trẻ khá đa dạng và phức tạp, không chỉ khiến các bé bỏ dở nhiều kế hoạch vui chơi, học tập mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển, thậm chí nguy hiểm tính mạng”. Bác sĩ cũng lưu ý, phụ huynh nên chọn cho trẻ những hoạt động hè an toàn và bổ ích, đồng thời đừng quên theo dõi con ngay cả khi bé đang vui hè.

Nhưng quan trọng nhất vẫn là khâu phòng bệnh vì “bệnh mùa hè, không đùa được đâu”, nhất là với trẻ nhỏ, sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, ý thức phòng bệnh chưa có. Ngoài chế độ dinh dưỡng, ăn chín, uống sôi, mắc màn khi ngủ, mặc quần áo thoáng mát, giặt phơi dưới ánh nắng mặt trời, các mẹ nên rèn luyện cho trẻ thói quen chủ động phòng bệnh ngay cả khi không có bố mẹ ở bên “canh giữ”.
 
Bước phòng bệnh cơ bản nhất là thói quen rửa tay bằng xà phòng, nước rửa tay diệt khuẩn trước bữa ăn, sau khi đi vệ sinh hay chơi ngoài trời, và năng tắm gội toàn thân bằng sữa tắm diệt khuẩn mỗi ngày, lau khô bằng khăn sạch. Hãy nhắc bé rằng các vi khuẩn gây bệnh không thể nhìn thấy bằng mắt thường, chỉ có sản phẩm diệt khuẩn mới có thể tiêu diệt, không cho chúng xâm nhập vào cơ thể.

Ngoài ra, tập cho bé  thói quen đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, không ăn quà vặt ở hàng quán vỉa hè, không dùng tay cầm đồ ăn khi đang chơi đùa.

Để giúp con phát huy những thói quen tốt, bạn nên chuẩn bị cho trẻ những vật dụng cần thiết trong những buổi học hay chuyến đi chơi, chẳng hạn như mang theo chai nước suối (hoặc loại thức uống mà trẻ yêu thích) hay những đồ ăn vặt hợp vệ sinh để bé không ghé các hàng quán vỉa hè, chuẩn bị một số khẩu trang y tế để trẻ dùng và thay thường xuyên, mang theo sản phẩm vệ sinh diệt khuẩn Lifebuoy để bé luôn nhớ tự bảo vệ chính mình.

Phòng bệnh mùa hè cho trẻ 2